Islam và chúng ta
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Keywords

2011  2014  2016  trắng  thái  2010  tranh  nghĩa  ngày  2015  

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Top posting users this month
dinhtoan
Tìm hiểu  ISLAM  TẠI  PHÁP . Vote_lcapTìm hiểu  ISLAM  TẠI  PHÁP . Voting_barTìm hiểu  ISLAM  TẠI  PHÁP . Vote_rcap 


Tìm hiểu ISLAM TẠI PHÁP .

Go down

Tìm hiểu  ISLAM  TẠI  PHÁP . Empty Tìm hiểu ISLAM TẠI PHÁP .

Bài gửi  dongtram Sun Nov 11, 2012 5:52 pm


Tìm hiểu ISLAM TẠI PHÁP .
Vào năm 732 trên đường tiến về miền bắc nước Pháp đoàn quân người A rập bị chận lại ở Poitiers và bị đẩy lui về hướng năm, mải đến thế kỷ XVI thì đoàn quân nầy mới bị đánh bật ra khỏi Tây Ban Nha , chấm dứt sự có mặt của người Á rập trên lục điạ Âu châu , phần đông trong số họ đều trở về quê hương , nhưng củng có không ít người đã ở lại và bén rễ tại các vùng phiá nam nước Pháp như Aquitain và Provence v.v... Một sự hội nhập hoàn toàn tốt đẹp đã trải qua nhưng lại bị «bỏ quên" trong các sách giáo khoa ngày nay.
Phần đông người Pháp thường ngạc nhiên khi họ biết rằng Islam đả từng du nhập và trụ trì tại Pháp từ nhiều thế kỷ trước, mà ngày nay sự hiện diện của nó đã không bao giờ được nhắc đến, nhưng lịch sử vẩn để lại chứng tích cuả nó . Thật vậy , trước đây miền Nam nước Pháp đã từng là một vùng đất được người muslim chiếm ngụ trong nhiều thế kỷ mà vết tích của nó còn ghi lại ở Poitiers và đã được hai ông Michelet và Mallet Isaac nói đến một cách khiêm tốn về Islam tại Pháp trong Học liệu lịch sử quốc gia mà hai ông đả thực hiện nghiên cứu.
Làn sóng Islam đầu tiên mà xứ Gaule ( tên nước Pháp ngày xưa ) biết đến là vào khoảng thế kỷ thứ VIII và sự hiện diện của nó kéo dài đến gần cuối đến thế kỷ XV ( khoảng 800 năm). Vào năm 716 sau khi đả có mặt trên toàn bộ lãnh thổ Tây Ban Nha, người Berbères ( Maroc ) và những người Tây Ban Nha cải giáo đã xây dựng nên một vương quyền Á rập thuộc giòng họ Omeyyades lan rộng qua các vùng Pyrénées và Narbonne ( Pháp ). Vào tháng 05 năm 721 , những đoàn quân muslim đả tiến đến Toulouse trước sự chống đở cuả Công Tước Aquitaine Eudes , ông nầy lại là cha vợ cuả Munuza,một vị chỉ huy của đoàn quân muslim Berbères ở Septimanie ( Roussillon-Languedoc ) . Ðây là những điểm quan trọng của lịch sử Pháp mà các sách giáo khoa đả "quên" nói đến .
Vào năm 725 đến 731 những người muslim gốc Berbéro-Mauresques chứ không phải người Á rập đả đánh chiếm vùng Carcassonne , Nîmes và Lyon , họ chỉ ngừng lại khi đến Bourgogne, ở một mặt trận khác họ đã tiến đến Bordeaux và bị chận lại tại Poitiers vào tháng 10 năm 732. Họ bị «chận lại» không có nghiả là họ bỏ ra đi , vì có những tập quán liên quan đến sinh hoạt của họ đã làm chúng ta phải nghỉ đến ,vì hiện nay một số sinh hoạt ấy vẩn còn xuất hiện tại miền bắc vùng Loire và phần nhiều đã bám chặc rễ tại vùng Aquitaine.
Kể từ thời gian đó đến cuối thế kỷ ,những trận phản công tái chiếm của người Pháp đã tăng lên dưới danh nghiả liên quân , như trường hợp các Quận công ở vùng Provence thường liên kết với người Tây Ban Nha Moriscos hay với Charles Martel . Nhưng dù sao thì người muslim đã cư ngụ và giàn trải một cách vững chắc khắp vùng Septimanie. Ở Narbonne , họ xây dựng một mosqué lớn được tồn tại đến thế kỷ XII và ở Avignon cũng thế . Những người Carolingiens thì lập quan hệ ngoại giao với Calife ở Bagdad cho thấy giữa Âu châu và khối Islam đã có những trao đổi quan trọng với nhau .Củng cùng với thời gian đó các trẻ em Pháp lần đầu tiên được cắp sách đến trường với các sách giáo khoa được mang đến từ Saragosse ( Tây Ban Nha ) nơi mà người muslim đã cư ngụ từ năm 778. Ðây là chương trình giáo dục đầu tiên tại nước Pháp do vua Charlemagne đề xướng sau khi sao chép lại của người muslim .
Vào đầu thế kỷ thứ IX triều đình Omeyyades ở Cordoue đã ký một hiệp ước đình chiến , nhưng bằng đường biển họ đã tiến vào Marseille và Nice , Giám mục ở Arles bị bắt làm tù binh , từ đó quần chúng Pháp gọi những người muslim là "sarrasin" đây là một từ phát xuất từ tiếng Latin "Sarracenni " nhưng được bắt nguồn từ tiếng Á rập mà âm nguyên thủy của nó là " Sharqiyyine " có nghiả là những người đến từ phương Ðông, nhưng trên thực tế thì họ đến từ phương Tây, nhất là ở Baléares ( Tây Ban Nha ) họ đã thiết lập những hải cảng cố định ở Camargue và ở các bờ biển vùng Var. Vào khoảng thế kỷ thứ X từ các cảng của vùng nầy cộng với cảng Jabal al Qila, người muslim đã tiến đến tận vùng Sisteron và Embrun. Về sau đoàn quân người muslim gốc Maures đã bị tướng Otton của triều đình Ðức đánh tan .
Ðến thế kỷ XV , một làn sóng di trú mới tràn vào nước Pháp đó là những người đã thoát khỏi bản án tử hình của Toà án dị giáo* ở Tây ban Nha ,trong số nạn nhân ấy người ta thường kể đến người Tây ban Nha hoặc Bồ Ðào Nha gốc Do thái , người marranes** nhưng lại quên đi hàng trăm ngàn người muslim đến Pháp khi vua Henri IV lên ngôi . Nhiều người cho rằng có hơn 500.000 người muslim rời Tây Ban Nha trở về mẩu quốc sau lệnh trục xuất vào năm 1601-1610, nhưng có khoảng 150.000 người đã xin ở lại Pháp và để được an cư lạc nghiệp nên họ đã từ từ hội nhập vào đời sống của người dân địa phương vốn đã bị một truyền thống luật lệ khắc khe của Hội thánh Ky Tô giáo đối với các phái Albigeois, Cathares,Vaudois, vào thời điểm đó giáo phái Tin Lành chưa xuất hiện . Người dân miền Nam nước Pháp không bao giờ quên được họ đã từng là những nạn nhân đầu tiên của cuộc thập tự chiến do giòng Thánh Dominique phát động .
Thơ và nhạc ở miền Nam nước Pháp đã để lại vết tích của sự thấm xâu tư tưởng đầy hương sắc tình yêu lịch lảm cuả nền văn minh Á rập .Những âm hưởng , những vần điệu đã quyện chặc vào nhau mang màu sắc riêng tư zèle ( khát khao đức tin ) hay muwassab của vùng Andalousie và A rập đã hiện hửu trong thơ ca của vùng Provence, nhưng không xuất hiện trong văn chương La tinh thời trung cổ , những bản tình ca trang nhả ấy đã gắn liền Ibn Hazm, Ibn Tufayl và Ibn Guzman vào đời sống con người hơn cả các sinh hoạt của Ky Tô giáo .
Người Ky Tô giáo vào thời trung cổ đã đến Cordoue để nghiên cứu về Islam . Các quan hệ kiến thức giửa họ với những người Do Thái giáo và Muslim đã được nẩy sinh ra mà chứng nhân của sự kiện ấy là các tu sỉ thuộc giòng Franciscain catalan Raymond Lulle , các tiểu vương ở Catalogne . Jacques 1er đã cho người muslim được quyền thực hiện những nghi lể tôn giáo của họ ở Baléares và Valence. Tác phẩm " le collier de colombe "của Ibn Hazm de Cordoue được sáng tác vào năm 1027 đả được chuyển dịch sang chử La tinh là một tác phẩm cổ điển được mang đến từ bên kia rặng núi Pyrénée du nhập vào Pháp. Một sự thật nhưng ít được biết đến là ông Daniel Defoe tác giả quyển tiểu thuyết nổi tiếng trên thế giới " Robinson Crusoe " đã tìm được ý để viết nên câu chuyện của ông, nhờ ông đả đọc qua tập tiểu thuyết " Le fils de gazelle ou le Philosophe sans maitre "của Ibn Tufayl . Ông Albert le Grand chịu ảnh hưởng rất nhiều của Ibn Sina ( Avicenne), củng như thánh Thomas đối với Ibn Rushd ( Averroes ) . Spinoza một nhà nghiên cứu phê bình các kinh sách người Bồ Ðào Nha gốc Do Thái sẻ không làm được những gì nếu không có Musa Ibn Maymuni ( Maimonide ). Ibn Gabirol (Avicbrol ) đã giải phẩu cơ thể con người ở Tolède , đến thế kỷ XVII các bác sỉ Do Thái , Á Rập , Tây Ban Nha đã dạy khoa y ở Monpellier. Bệnh dịch hạch năm 1348 reo rắc kinh hoàng trong cộng đồng người Do Thái và Toà án dị giáo của Ky Tô giáo . Toà án ấy được thành lập vào năm 1487 ở Barcelone sau đó đã bành trướng cả vùng Tây Ban Nha , đưa cả vùng đất nầy thoát khỏi tay người muslim .
Ngoài ra sau thế kỹ XVI người muslim còn thường xuyên xuất hiện tại Pháp dưới một hình thức khác như : những tù binh bị bắt trên đường biễn, thương buôn v.v…vì ngành hàng hải của Pháp lúc ấy củng đang phát triễn qua các dịch vụ như : buôn bán , tìm thuộc địa v.v…
Về văn chương và hội hoạ sẽ không có gì phát triễn nếu ở Marseille không có mosqué được tặng cho biệt hiệu là “ des galères ” và được tồn tại đến khoãng đầu thế kỹ XIX , đây là nơi tụ tập thường xuyên để trao đổi lẫn nhau giữa người Turcos , thương nhân hay những người tarjuman*** v.v… Vả lại vào thời kỳ ấy tiếng “lingua franca” là một ngôn ngữ pha trộn được xữ dụng ở tất cả các hải cảng thuộc vùng biễn Địa Trung Hải , vì thế đã có hằng trăm tiếng Á rập xâm nhập vào tiếng Pháp như : alcool ,algèbre, sucre , safran v.v… Trước thời kỳ tìm thuộc địa cuả Pháp , khi mà bộ luật đang được soạn thảo đã có những điều luật không gây khó khăn đối với người mulsuman, nhưng lại không khoang nhượng đối với người Do thái giáo. Bộ luật ấy đã đặt ra nhiều vấn đề mà giờ đây nó củng như một tiếng vang vội ám ãnh có hiệu lực phãn ngược đối với một số người ưu tư về lý lịch nguồn gốc Pháp của họ.
Ngày nay người Pháp ngạc nhiên về sự có mặt đó, khi họ tìm thấy sự phô trương đậm nét của nó bằng máu và nước mắt đã đổ ra từ nhiều thế kỷ mà có lúc người Pháp đã nghĩ rằng cần phải đồng hóa chúng.
Ngày nay, ngưòi Pháp dành sự ưu ái dành cho những người muslim rất khiêm tốn qua việc xây cất mosqué ỡ mặt trận Fréjus , sau đó là Grande Mosqué de Paris và hằng năm vào ngày 11/11 chánh quyền đã biểu hiện sự trân trọng tôn kính danh dự Cựu Chiến Binh của hơn 50.000 người muslim đã bỏ mình vì nước Pháp trong Ðệ Nhất thế chiến 1914-1918.

phỏng dịch theo báo Nouvel Observateur , hors série N°54 , 2004.


* Toà Án dị giáo : là một tòa án được Hội Thánh Ky Tô giáo thành lập để trừng trị những người bị xem là dị giáo vì không chấp nhận Ky Tô giáo .
** marranes : người Do Tháo giáo giả vờ cải giáo sang Ky Tô giáo để thoát khỏi sự trừng phạt bằng cách thiêu sống của Toà án dị giáo .
*** Tarjuman = thông dịch viên .

dongtram

Tổng số bài gửi : 6
Join date : 19/11/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết