Islam và chúng ta
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Keywords

2014  2016  tranh  2015  ngày  2011  thái  2010  trắng  nghĩa  

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Top posting users this month
dinhtoan
Kinh Thánh nói gì về Thiên Sứ Mohammed ?  Vote_lcapKinh Thánh nói gì về Thiên Sứ Mohammed ?  Voting_barKinh Thánh nói gì về Thiên Sứ Mohammed ?  Vote_rcap 


Kinh Thánh nói gì về Thiên Sứ Mohammed ?

Go down

Kinh Thánh nói gì về Thiên Sứ Mohammed ?  Empty Kinh Thánh nói gì về Thiên Sứ Mohammed ?

Bài gửi  dinhtoan Fri Mar 18, 2011 1:47 pm



Ahmed Hossen Deedat sinh ngày 01 tháng 07 năm 1918, trong một gia đình nghèo ở làng Tadkheshvar, thuộc tỉnh Surat, Ấn Độ. Năm 9 tuổi ông phải từ giả mẹ để sang Nam Phi sống với cha, cuộc đời thăng trầm của ông gắn liền với đất nước này cho đến ngày mãn phần. Được biết đến như là một học giả Muslim, với hơn 50 năm kinh nghiệm trên lãnh vực thuyết giảng, biện luận và hội thảo tôn giáo, ông thu thập rất nhiều kiến thức về Islam và cả Cơ Đốc giáo. Ahmed Deedat có biệt tài nhớ và hiểu rõ từng Chương, từng Câu, thậm chí còn đọc lại cả lời trích dẫn khác nhau và dẫn ra những mâu thuẫn giữa các Thánh Kinh (Bibles). Việc này làm cho các linh mục nhiều khi đối thoại với ông cũng phải bối rối suy nghĩ về đức tin của mình.

Ở Nam Phi, nơi ông định cư, sự thuyết giảng rõ ràng mạch lạc, cách ứng đối tinh tường của Ahmed Deedat, với lời lẽ thực tế và đầy tính thuyết phục, đã khơi dậy cho rất nhiều người địa phương tìm hiểu một cách đúng đắn về Islam, ngạc nhiên hơn nữa, đa số họ là những người trong các hội truyền giáo Cơ Đốc.

Năm 1936, có thể nói là năm Ahmed Deedat bắt đầu bước vào lãnh vực phát biểu, giảng thuyết trong các cuộc hội luận về tôn giáo. Bấy giờ ông làm giám đốc cho một trung tâm thương mại của người Muslim ở Natal South Coast (Nam Phi). Nơi ông làm việc gần bên một trường dòng của tín đồ Cơ Đốc. Các môn sinh cuồng tín của trường dòng này không ngừng tỏ thái độ phỉ báng, chống đối Islam khi có dịp sang cửa hàng của ông mua sắm. Một ý tưởng nung nấu trong lòng cậu thanh niên Ahmed, rằng không nên đáp trả lại họ bằng các hành động với những lập luận vô căn cứ như họ, mà nhất quyết phải tìm cho được những chứng cớ, những lập luận vững chắc, để hóa giải, ngăn chận sự phao truyền sai lầm của họ về Islam.

Như số phận đã an bày, Ahmed Deedat kiên tâm tìm tòi trong các hiệu sách Muslim, ông mua và sưu tầm bất cứ quyển sách nào thấy tâm đắc về tôn giáo. Một hôm, ông tình cờ phát hiện quyễn sách mang tựa đề Izharal-Haq (tạm dịch : Tiết lộ của Chân lý). Đây là quyễn sách nói về những nỗ lực thành công của người Muslim ở Ấn Độ, trước cao trào phản bác các nhà truyền giáo Cơ Đốc, vốn được sự bảo vệ của thực dân Anh, tìm cách quấy rối các tín ngưỡng khác cũng như nô dịch hóa các quy luật của xứ Ấn. Những ý tưởng trong quyễn sách nói trên đã ảnh hưởng sâu đậm đến nhận thức của Ahmed Deedat và mở đường cho các buổi hội thảo, tranh luận nổi tiếng của ông sau này.

Từ năm 1954, Ahmed Deedat bắt đầu được biết đến như là một diễn thuyết gia tài ba về Islam.

Năm 1958, ông sáng lập Trung tâm As Salaam .

Thập niên 80 danh tiếng của Ahmed Deedat vượt ra ngoài biên giới của nước Cộng hòa Nam Phi.

Năm1985 cho đến năm 1995 là khoảng thời gian Ahmed Deedat tham dự nhiều cuộc hội thảo liên tôn quốc tế. Trong các cuộc tranh luận rộng rải này ông từng làm cho nhiều vị lãnh đạo tinh thần của các tôn giáo bạn, cũng như một số khoa học gia nặng đầu óc vô thần phải tâm phục, khẩu phục.

Vòng hội thảo ở Úc, đầu năm 1996 là hoạt động cuối cùng trước khi ông đột quỵ.

Ahmed Deedat mất ngày 08 tháng 08 năm 2005, sau 9 năm dài mang trọng bệnh, thọ 87 tuổi.

Một số tác phẩm và bài phát biểu của Ahmed Deedat :
- Mohammed trong Tân Ước và Cựu Ước.
- Thánh Kinh có phải là lời của Thượng Đế ?
- Ả Rập và Do Thái : xung đột hay hòa giải.
- Có phải Jesus là Đức Chúa Trời ?
- Sự mầu nhiệm của Qur’an.
- Qur’an hay Thánh Kinh đâu là lời của Thượng Đế ?
- Sự đóng đinh trên thập tự giá.
- Có phải Christ đã bị đóng đinh ?
Ấn tượng nhất phải kể đến là quyễn ‘What the Bible says about Muhammad (saw) the Prophet of Islam’ của Ahmed Deedat, quyễn sách tuy nhỏ nhưng vẫn được sử dụng một cách rộng rải như là tài liệu vừa quảng bá, vừa phản bác và làm sáng tõ các luận điệu vốn đã có cái nhìn lệch lạc về Islam.
Có thể nói đối với nhiều người Muslim ngày nay, những gì họ hiểu về Cơ Đốc, đến từ Ahmed Deedat.

Với tinh thần quảng bá tôn giáo, cân nhắc giá trị và tôn trọng ý tưởng của tác giả. Xin gởi đến các bạn ‘Kinh Thánh nói gì về Muhammad (saw) Thiên Sứ của Islam’ qua phần chuyễn ngữ của Abdul Alim.
*******************************************************************************

WHAT THE BIBLE SAYS ABOUT MOHAMMED
KINH THÁNH NÓI GÌ VỀ MUHAMMAD


Hãy bảo chúng: Các người nhận thấy chăng ?
Thông Điệp này được Allah ban xuống
Và các người phủ nhận Nó
Và một nhân chứng xuất phát từ con cháu Israel
Chứng nhận điều tương tự …
(Qur’an 46 : 10). (Xem chú thích *1)

Thưa ngài Chủ tọa và thưa quý vị.
Chủ đề trong cuộc nói chuyện chiều hôm nay là “Kinh Thánh nói gì về Muhammad”.
Không ngờ vực và cũng chẳng ngạc nhiên chi cả khi đối với các bạn, chính người diễn thuyết lại là một người Muslim. Nhưng có điều, làm thế nào mà một người Muslim lại bổng dưng đi diễn giải các lời ngôn sứ trong Thánh Kinh của đạo Do Thái và cả lời trích trong Kinh Thánh của đạo Cơ Đốc.
Khi còn trẻ, cách nay khoảng 30 năm, tôi từng tham dự nhiều cuộc diễn thuyết, chẳng hạn như có lần nghe nhà thần học Cơ Đốc Rev. Hiten thuyết giáo tại “ Nhà hát Royal ” ở Durban, Nam Phi.

Giáo Hoàng hay Kissinger ?
(Theo Rev. Hiten) Những nhân vật đáng kính trên đã được nhắc đến qua các lời ngôn sứ trong Kinh Thánh, ông chứng minh cho thấy Kinh Thánh của Cơ Đốc đã báo trước sự ra đời của Liên bang Xô Viết cũng như ngày báo tử Cuối Cùng của nó. Và trong lần giảng ấy ông còn chứng minh tiếp quy mô của quyển Thánh Kinh của ông không hề sót tên của một Giáo Hoàng nào mà không được báo trước. Ông diễn thuyết một cách hùng hồn cố để thuyết phục người nghe tin rằng “ Thú tính 666 ” đã được đề cập đến trong Sách Khải Huyền, quyển Tân Ước chính là đề cập đến Giáo Hoàng, đại diện của Christ trên trần thế. Đây là điều tranh cải giữa Cơ Đốc La Mã và Tin Lành, quả là không hợp cho những người Muslim chút nào khi phải ngồi nghe những thể loại như thế này. Thế rồi lời diễn giải cuối cùng của đạo Cơ Đốc trưng bày cho thấy “Thú tính 666 ” trong Kinh Thánh ám chỉ ngài tiến sĩ Henry Kissinger (*2). Quả là các nhà thần học Cơ Đốc đã vô cùng khéo léo và không hề mệt mỏi khi biện minh cho lý lẽ của mình.
Cách trình bày của ông Rev. Hiten đã khiến tôi phải đặt câu hỏi: Nếu Kinh Thánh đã báo trước vô số sự việc đến thế, không những Giáo Hoàng mà có cả Israel nữa, thì chắc chắn Kinh Thánh cũng phải có đề cập điều gì đó liên quan đến một vị ân nhân vĩ đại nhất trong lịch sử loài người (*3), Đức Thiên Sứ Muhammad (saw) ?

Là một người trẻ tuổi, tôi bắt đầu lục lọi khắp nơi để tìm câu trả lời. Tìm gặp hết linh mục này đến linh mục khác, dự các buổi diễn thuyết, và đọc bất cứ những gì có thể giúp tôi khám phá các lời tiên tri trong Thánh Kinh. Tối hôm nay tôi kể lại cho các bạn nghe về một trong các cuộc phỏng vấn mà tôi đã thực hiện với một Dominee (*4) của Nhà thờ Dutch Reformer.

Tôi được mời đến Transvaal (*5) để diễn thuyết nhân kỷ niệm sinh nhật của Thiên Sứ Muhammad (saw). Được biết tại thành phố này tiếng Phi (Afrika) là ngôn ngữ thông dụng, ngay cả các đồng hương của tôi cũng dùng, cho nên cảm thấy mình cần phải cố gắng luyện thêm một số từ để giao tiếp cho được suông sẽ. Tôi bắt đầu mở niên giám điện thoại để gọi cho các nhà thờ nói tiếng Phi, giới thiệu cho các linh mục biết mục đích cuộc gọi và rất mong muốn được đối thoại với họ, nhưng mọi cố gắng đều bị họ khéo léo từ chối. Con số 13 quả là số may, lần gọi thứ 13 tôi được linh mục Van Heerden đồng ý cho gặp tại nhà riêng vào chiều thứ bảy, tôi vui mừng lên đường đến Transvaal.

Linh mục thân thiện tiếp tôi ngoài hiên nhà, ông nói nếu tôi không thấy ngại thì ông sẽ mời bố vợ của ông (70 tuổi) ở Free State đến để cùng đàm luận. Và rồi chúng tôi 3 người cùng nói chuyện trao đổi tại phòng đọc sách của linh mục.

Sao lại không ?
Tôi đặt câu hỏi :
- Thế Kinh Thánh có nói gì về Muhammad không ?
Không một chút do dự ông đáp :
- Chẳng có nói chi cả.
Tôi thắc mắc hỏi:
- Sao lại không ? Theo sự diễn giải của ông, Kinh Thánh nói đến rất nhiều việc như về sự trổi dậy của Liên bang Xô Viết và những Ngày Cuối của nó, ngay cả về Giáo Hoàng của Cơ Đốc La Mã nữa, có phải không ?
Linh mục đáp:
- Vâng, đúng vậy, nhưng chẳng có nói gì về Muhammad.
Tôi hỏi thêm:
- Sao lại không có nói gì hết ? Trong khi người đàn ông mang tên Muhammad là người đã mang trọng trách đem đến cho hàng triệu người trên khắp thế giới này trở thành cộng đồng của những Người Tin Tưởng, và với uy thế, người ấy tin vào:
1- Sự ra đời huyền diệu của Jesus.
2- Tin Jesus chính là Messiah (*6).
3- Tin Jesus làm cho kẻ chết sống lại, làm cho người mù sáng mắt, kẻ phong cùi bệnh tật trở nên lành lặn qua sự ban phép nhiệm mầu của Thượng Đế.
Quyển sách này (Kinh Thánh) chắc chắn phải có nói những điều gì đó về nhân vật Lãnh Đạo vĩ đại của nhân loại, cũng chính là người đã nói một cách tường tận về Jesus và mẹ là bà Mary ?
Ông lão đến từ Free State đáp :
- Này cậu, tôi đọc Kinh Thánh 50 năm rồi, nếu trong đó có nói đến ông ấy thì tôi phải biết !

Không phải một Vị bằng tên !
Tôi hỏi tiếp:
- Theo ông, không phải chỉ có hàng trăm lời báo trước nói đến Jesus trong kinh Cựu Ước…
Linh mục vội ngắt lời:
- Không phải hàng trăm mà là hàng ngàn !
Tôi nói:
- Không phải tôi muốn bàn đến ‘ngàn lẻ một’ lời báo trước về sự đến của Jesus trong kinh Cựu Ước, hơn nữa toàn thế giới Muslim đều đã nhận Người mà không cần phải qua lời chứng của bất cứ Thánh Kinh nào kia mà. Chúng tôi, những người Muslim công nhận sự thật về Jesus qua uy tín riêng của Muhammad, và hơn 900 triệu tín đồ theo con đường của Muhammad là những người yêu thương, quý trọng, tôn kính Jesus Christ, tin rằng Người là một Sứ Giả Lớn của Thượng Đế, và niềm tin này cũng không cần phải qua sự thuyết phục của tín đồ Cơ Đốc hay qua các tài liệu dẫn chứng của họ. Ngoài ‘hàng ngàn’ lời báo trước được đề ra, ông có thể nào vui lòng cho tôi biết chỉ một lời tiên tri, một lời thôi, nói rằng Jesus đã được nhắc đến bằng tên ? Thuật ngữ ‘Messiah’ được chuyển dịch là ‘Chris’ thì đó không phải là tên mà là một tước hiệu. Như vậy tìm đâu ra lời tiên tri nói danh từ ‘Messiah’ sẽ là Jesus, tên mẹ của Người là Mary, người thợ mộc cha của Người sẽ là Joseph và Người sẽ được sinh ra dưới thời vua Herod …v…v… ?

Không, hoàn toàn không có những chi tiết như vậy ! Thế thì làm thế nào ông có thể kết luận ‘hàng ngàn’ lời tiên tri ấy nhắc đến Jesus (Xin bình an cho Người) ?

Thế nào là lời tiên tri ?
Linh mục đáp :
- Như anh thấy đó, các lời tiên tri chứa đựng những từ ngữ gợi hình, báo trước cho biết sẽ có những điều gì đó xảy đến trong tương lai. Khi điều ứng nghiệm đó thực sự qua đi, chúng ta mới thấy là nó đã được báo trước từ trong quá khứ.

Tôi nói :
- Cái mà ông đang làm là suy diễn, là lý luận, ông đã đặt hai và hai lại với nhau.

Ông nói :
- Đúng.
Tôi tiếp :
- Nếu ông đặt hết lòng vào ‘hàng ngàn’ lời tiên tri để chứng minh cho sự ứng nghiệm của Jesus, thì tại sao chúng ta không áp dụng cùng thể thức như vậy đối với Muhammad ? (*7)

Linh mục đồng ý, cho rằng đây là một đề nghị hay và là cách hợp lý để đối phó vấn đề.
Tôi mời ông vào quyễn Deuteronomy (Đệ Nhị Luật), chương 18, câu 18. Tôi ôn lại trong trí những lời kinh bằng tiếng Afrikaans, đây là việc mà tôi muốn mang ra thực hành đôi chút về ngôn ngữ chính thức của giới chức cầm quyền ở Nam Phi này (*Cool.
Từ giữa anh em của chúng, Ta sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ giống như ngươi để giúp chúng, Ta sẽ đặt những lời của Ta trong miệng người ấy, và người ấy sẽ nói với chúng tất cả những gì Ta truyền cho người ấy.( Đệ Nhị Luật 18 :18).

Thiên Sứ giống như Moses
Đọc xong đoạn kinh bằng ngôn ngữ địa phương, tôi xin lỗi về lối phát âm không chuẩn nhưng linh mục quả quyết rằng tôi đọc tốt.
Tôi dò hỏi :
- Lời tiên tri này muốn nhắc đến ai ?
Không một chút do dự, ông đáp ngay:
- Jesus.
Tôi hỏi :
- Tại sao Jesus ? … ở đây đâu có nhắc đến tên Người.

Linh mục đáp : Vì lẽ lời tiên tri chứa đựng các từ ngữ gợi hình, cho nên chúng ta thấy những chữ trong câu này diễn tả Người một cách tương xứng. Như anh thấy, chữ quan trọng nhất là ‘Giống Như Ngươi’, giống như Moses, tức là Jesus giống như Moses.

Tôi hỏi ngay :
- Jesus giống như Mose là giống thế nào ?

Và được trả lời là:
- Điều trước tiên, Moses là dân Do Thái và Jesus cũng là Do Thái. Điều thứ hai, Moses là một Thiên Sứ và Jesus cũng là một Thiên Sứ, vì thế Jesus giống Moses, đây là điều chính xác mà Chúa báo trước cho Moses :‘Giống Như Ngươi’.

Tôi hỏi :
- Ông có thể nghĩ thêm những điểm tương đồng nào khác giữa Moses và Jesus nữa không ?
Linh mục nói ông không thể nghĩ được gì hơn.

Tôi nói :
- Nếu chỉ có hai tiêu chuẩn để đánh giá cho một nhân vật ứng nghiệm với lời tiên tri trong Đệ Nhị Luật 18 :18, thì rồi đây sẽ lấy tiêu chuẩn nào để có thể dựa vào nhận ra các nhân vật trong Kinh Thánh sau Moses, như : Salomon, Isaiah, Ezekiel, Daniel, Hosea, Joel, Malachi, John the Baptist … trong khi họ đều là người Do Thái giống như các vị Thiên Sứ khác. Tại sao chúng ta không áp dụng câu tiên tri này cho bất cứ vị Thiên Sứ nào khác được ngoại trừ chỉ một mình Jesus ? Tại sao chúng ta làm cá cho người này mà lại làm chim cho người kia ? (Ý nói phân biệt).

Linh mục không trả lời, tôi nói tiếp :
- Như ông thấy đó, tôi đi đến kết luận là Jesus không giống Moses một chút nào cả. Nếu có điều nào sai, tôi mong muốn được ông chỉnh sửa cho.

Ba điều khác biệt
Đến đây, tôi nêu lý lẽ với ông :
- Điều trước tiên phải nói Jesus không giống Moses, vì theo ông, Jesus là ‘Chúa Trời’ trong khi Moses không phải là Chúa Trời, đúng không ạ ?

Ông đáp :
- Đúng.

Tôi nói :
- Thế là Jesus không giống Moses. Điều thứ hai, theo ông, Jesus ‘Chết Cho Tội Lỗi Của Nhân Thế’, còn cái chết của Moses thì không phải như vậy. Có đúng không ?

Một lần nữa ông nói :
- Đúng.
Tôi tiếp :
- Như thế Jesus không giống Moses. Điều thứ ba, theo ông Jesus đã ‘Đi Đến Địa Ngục Ba Ngày’, nhưng Moses thì không đến nơi đó. Đúng không ?

Ông thẫn thờ đáp :
- Đúng.

Tôi kết luận rằng :
- Thế là Jesus không giống Moses. Nhưng thưa Linh Mục, vừa rồi không phải là những sự việc khó khăn, không phải là những điều vững chắc, mà đó chỉ là vấn đề thuộc về niềm tin, nếu dựa vào, dễ làm cho thân phận nhỏ nhoi của con người sa ngã. Chúng ta hãy bàn đến những điều đơn giản, dễ hiểu hơn, dễ đến nỗi sẽ khiến cho ông cảm thấy như bị thu hút vào cuộc đàm luận mà không có một trở ngại vướng mắc nào cả, chúng ta sẽ vào cuộc nhé, thưa Linh Mục ? Và ông vui lòng với lời đề nghị.

Cha và Mẹ
1- Moses có một người cha và một người mẹ. Muhammad cũng có một người cha và một người mẹ. Nhưng Jesus chỉ có một người mẹ, không có người cha. Thưa điều này đúng không ?

Ông nói :
- Đúng.

Tôi tiếp :
- Thế thì Jesus không giống Moses, nhưng Muhammed giống Moses.

Sự ra đời huyền diệu
2- Moses và Muhammad được sinh ra đời trong tình trạng bình thường, có nghĩa là qua sự kết hợp tự nhiên của một người nam và một người nữ, trong khi Jesus được tạo ra bởi một phép mầu đặc biệt. Hẳn ông còn nhớ trong Phúc Âm (Matthew 1:18) có kể lại cho chúng ta rằng : Trước khi họ gần nhau (Joshep Người Thợ Mộc và Mary) bà đã có thai do huyền năng của Chúa Thánh Thần. Và Lucas có kể lại cho chúng ta, khi tin mừng về sự ra đời của đứa con trai thánh được loan truyền, Mary không biết nói sao cho phải lẽ: … việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!... Sứ thần đáp: « Thánh thần sẽ ngự xuống trên bà và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà… » . (Lucas 1:35).

Thiên Kinh Qur’an xác nhận sự ra đời huyền diệu của Jesus với những lời siêu phàm trân quý. Để trả lời cho sự thắc mắc hợp lý của bà Mary: (Maryam) thưa :
Lạy Rabb của tôi ! Làm sao tôi có con được trong lúc không một người đàn ông nào chạm đến tôi ? .Thiên thần đáp : Ngay cả như thế ! Allah tạo hoá bất cứ gì Ngài muốn. Khi quyết định một việc, Ngài chỉ phán : ‘Hãy Thành’ tất việc ấy sẽ thành như thế. . (Qur’an 03 :47). (*9)

Chúa cần gì phải gieo mầm vào con người hay thú vật. Ngài chỉ đơn thuần muốn điều ấy thành thì nó sẽ thành. Điều này cũng là nhận thức của người Muslim về sự ra đời của Jesus.
(Lúc cùng người thủ trưởng Hội Thánh ở một thành phố lớn mà chúng tôi đang ngụ, sau khi đối chiếu Thiên Kinh Qur’an và Thánh Kinh về những đoạn liên quan đến sự ra đời của Jesus, tôi có dò hỏi : Ông chọn lối giải thích của Kinh Qur’an hay của Thánh Kinh khi đưa cho con gái ông đọc ? Ông ta cúi mặt đáp : Kinh Qur’an.).

Một thoáng sau, tôi nói với vị Linh Mục :
- Có đúng chăng, thưa ông, Jesus được sinh ra đời bởi sự huyền diệu, ngược lại với sự ra đời tự nhiên của Moses và Muhammad ?

Ông đáp một cách hảnh diện :
- Đúng.

Tôi nói :
- Vậy Jesus không giống Moses mà Muhammad thì giống Moses. Và Chúa có nói với Moses trong Quyển Đệ Nhị Luật 18 :18 ‘GIỐNG NHƯ NGƯƠI’ (giống như người, giống như Moses) là Muhammad giống như Moses.

Kết hôn
3 - Moses và Muhammad đã trải qua cuộc sống hôn nhân và đều có con cái, trong khi Jesus vẫn sống độc thân suốt đời, điều này có đúng không ?
Linh mục đáp : Đúng.

Tôi nói : Thế thì Jesus không giống Moses, nhưng Muhammad giống Moses.

Jesus bị dân của Người từ chối
4 - Trong cả cuộc đời, Moses và Muhammad đều được dân của mình thừa nhận là Thiên Sứ. Dù chẳng ngờ vực nhưng người Do Thái vẫn luôn gây trở ngại và gieo tiếng than phiền về Moses khắp nơi, nhưng với nhận thức của một dân tộc được chọn, họ biết Moses là Sứ Giả của Thượng Đế gởi đến cho họ. Tương tự như thế, dân tộc Ả rập cũng một thời có những hành vi quá đáng đối với Muhammad. Người đã từng chịu đựng bao nỗi thống khổ trong sự kềm tỏa oan nghiệt của họ. Sau 13 năm giảng pháp ở Makkah, Người đành phải di cư khỏi thành phố sinh trưởng của mình, nhưng trước khi lìa đời, cả dân tộc Ả rập đều công nhận Người là Sứ Giả của Allah. Chiếu theo Kinh Thánh : Người (Jesus) đã đến nhà mình nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận. (Giăng 1 :11). Và ngay đến ngày hôm nay, đã trải qua hai ngàn năm mà cả dân tộc Do Thái của Người vẫn còn từ chối Người.
Thưa có đúng không ?

Linh mục trả lời : Đúng.

Tôi nói : Thế thì Jesus không giống Moses, nhưng Muhammad giống Moses.

Vương quốc của ‘Một thế giới khác’
5 – Moses và Muhammad là Thiên Sứ và cũng là những vì Vua. Thiên Sứ có nghĩa là người nhận Thiên Khải, truyền chuyển cho con người cùng mọi tạo vật của Thượng Đế, hướng dẫn họ đi đúng theo con đường của Thượng Đế, không thêm cũng không bớt một điều gì cả. Vua là người có quyền sinh sát trên dân tộc của mình. Vương miện hay long bào không phải là điều quan trọng mà quan trọng là nhân vật ấy có thực quyền hay không thì - Người ấy mới là Vua. Moses có thực quyền như thế. Chắc ông còn nhớ Moses đã ra lệnh ném đá đến chết một người Do Thái vì tội đi nhặt củi trong ngày Sabath (Số 15 :13). Còn có nhiều trọng tội khác cũng dẫn đến những hình phạt nặng nề cho dân Do Thái theo lệnh của Moses đã được nhắc đến trong Kinh Thánh. Muhammad cũng thế, Người có thực quyền trên sự sinh tử của dân tộc mình. Có trường hợp Kinh Thánh nói về những người nhận được ân sũng như một Thiên sứ, tuy nhiên họ không ở vào vị trí của một Người có thực quyền chi phối.

Một số người thuộc vào hàng Thánh này của Thượng Đế đều tỏ ra thất vọng trước sự bướng bỉnh cứng đầu của người dân đối với thông điệp mà họ mang đến, đó là các Thiên Sứ : Lot, Jonah, Daniel, Ezra và John the Baptist. Họ chỉ có thể truyền lại thông điệp nhưng không thể dựa vào đó để thi hành Luật. Thiên Sứ Jesus (Bình an đến với Người) cũng nằm trong số những Người này. Phúc Âm đã khẳng định một cách thật rõ : Khi Jesus bị kéo đến trước quan thủ lĩnh La Mã, Pontius Pilate, với tội danh xúi giục nỗi loạn, Jesus phản biện bằng những lời thuyết phục : Đức Jesus trả lời : « Nước tôi không thuộc thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do Thái. Nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn này. » (Giăng 18 :36). Điều này đã làm cho Pilat (một kẻ đa thần) tin chắc rằng Jesus hoàn toàn không có khả năng khai triển thần thông. Ông ta không tra đánh Người vì cảm thấy việc này không gây nguy hại cho quyền lực của ông. Jesus chỉ nhắc đến một Vương Quốc thiêng mà thôi, trong những câu khác Jesus chỉ nói Người là một Thiên Sứ.
Thưa có đúng như vậy không ?

Linh mục trả lời : Đúng.

Tôi nói : Như thế Jesus không giống Moses, nhưng Muhammad giống Moses.

Không có luật mới
6 – Moses và Muhammad đều mang đến những Luật mới cùng những sự chỉnh đốn mới cho dân tộc mình. Moses không chỉ mang đến Mười Điều Răn cho dân Do Thái mà còn mang đến một nghi thức lề luật toàn diện để hướng dẫn dân của Người. Muhammad đến với một dân tộc đắm chìm trong tối tăm ngu dốt. Họ lấy cả mẹ kế, chôn sống các bé gái, say sưa rượu chè, ngoại tình dâm dục, tôn thờ bụt tượng và cờ bạc sát phạt nhau là những chuyện xảy ra hàng ngày. Trong quyển : "Decline and Fall of the Roman Empire", (tạm dịch : Sự suy tàn và đổ vỡ của đế quốc La Mã), tác giả Gibbon đã mô tả người Ả rập thời tiền Islam như sau : ‘Người sơ khai, bất tri, tồi bại không phân biệt được với súc vật.’. Quả là những động vật có hình người, lòng thú.

Muhammad đã nâng họ lên thoát khỏi thân phận thấp hèn man rợ, Thomas Carlylet viết trong quyển 'Into torch-bearers of light and learning.' (tạm dịch : ‘Cùng những người mang đuốc ánh sáng và kiến thức’) : Dân tộc Á rập xuất thân trong u tối được dẫn ra nơi ánh sáng. Trước tiên dân Á rập được sống còn là nhờ vào ý nghĩa đó. Một đám dân chăn cừu nghèo nàn sống lang thang giữa sa mạc từ thời hoang sơ. Từ những người bị xem thường dựng dậy một thế giới làm cho người ta phải chú ý. Một bộ lạc nhỏ bé trở thành một đất nước hùng mạnh. Chỉ sau một thế kỷ, người Ả rập đã chinh phục được một vùng đất rộng lớn chạy dài từ Granada cho đến tận Delhi. Nhìn thoáng qua sự hùng tráng phi thường và rực rở này, dân tộc Ả rập đã làm cho lan tỏa ánh sáng thiên phú ấy trên một góc độ vô cùng rộng lớn của thế giới.

Quả là Muhammad đã trao cho dân của Người một Bộ Luật và một nguyên tắc đạo đức mà trước kia họ không bao giờ có được.

Nhìn lại Jesus, khi dân Do Thái ngờ vực rằng có thể Người là một kẻ lừa đảo, mang ý đồ đưa họ vào con đường sai lạc, Jesus tỏ ra đau khổ để rồi bảo đảm với họ rằng Người không đến với một tôn giáo mới, cũng không có những luật và những điều lệ mới. Tôi trích đọc chính lời của Người : Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Moses hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành. (Mathew 5 : 17/18).

Trong các đoạn khác, Người đã không mang đến những luật và điều lệ mới, Người chỉ đến để hoàn thành luật cũ. Đấy chính là điều mà Người muốn cho người Do Thái hiểu, trừ khi Người phải nói bằng những luận điệu dối lòng để người Do Thái tin nhận Người là một người của Thượng Đế đến để áp đặt một tôn giáo mới cho họ. Không ! vị Sứ Giả này của Thượng Đế không khi nào dùng những phương kế hạ sách đến như vậy để phá hủy tôn giáo của Thượng Đế. Chính Người đã thực thi luật pháp. Người tôn trọng những điều răn của Moses và cử hành ngày Sabath. Lúc bấy giờ, không một người Do Thái nào dám chỉ tay vào Người nói : ‘Tại sao ông không nhịn chay ?’ hoặc : ‘Tại sao ông không rửa tay trước khi bẻ bánh mì ?’, họ chỉ nhắm vào các tông đồ của Người để bắt bẻ chống đối, nhưng không bao giờ chống lại Jesus. Sở dĩ như thế vì đây là một người Do Thái gương mẫu, biết tôn trọng những lề luật của các vị Thiên Sứ trước. Tóm lại, Người đã chẳng tạo một tôn giáo mới đồng thời cũng không mang đến một lề luật nào mới như Moses và Muhammad.

Tôi hỏi : Thưa có đúng như vậy không ?

Linh mục trả lời : Đúng.

Tôi nói : Như thế Jesus không giống Moses, nhưng Muhammad giống Moses.

Họ ra đi như thế nào ?
7 - Cả hai vị Moses và Muhammad đều chết đi một cách bình thường, nhưng theo Cơ Đốc Giáo, Jesus bị giết chết một cách thảm khốc trên thập tự giá (*10). Thưa việc này có đúng không ? Linh mục nói : Đúng. Tôi khẳng định : Chính vì thế Jesus không giống Moses mà Muhammad giống Moses.

Thân xác siêu phàm
8 - Moses và Muhammad được chôn vào lòng đất, nhưng theo ông thì Jesus được chôn ở thượng giới. Việc này có đúng không ? Linh mục đồng ý. Tôi nói : Vậy Jesus không giống Moses, nhưng Muhammad giống Moses.

Ishmael, đứa con đầu lòng
Khi Linh mục hoàn toàn đồng ý với từng điểm đã được nêu trên, tôi nói : Thưa Linh mục, cho đến lúc này những gì tôi vừa trình bày chỉ là muốn chứng minh rằng qua các lời tiên tri cụm từ ‘GIỐNG NHƯ NGƯƠI’ mang ý nghĩa một vị Thiên Sứ ‘Giống Người’ – ‘Giống Moses’.

Thiết nghĩ lời tiên tri được rõ nghĩa hơn với câu : ‘Ta sẽ dựng lên từ các anh em của họ một Thiên Sứ giống như Ngươi …’. Điều cần phải chú ý ở câu trên là : ‘… từ các anh em của họ…’. Moses và dân của mình, tức người Do Thái đều là những người đồng chủng, như thế không còn nghi ngờ gì nữa các anh em của họ tất nhiên phải là những người Ả rập. Như ông thấy, Kinh Thánh khi nói về Abraham (*11) xem Người như là ‘Bạn Của Chúa Trời’. Abraham có hai người vợ đó là Sarah và Hagar. Bà Hagar sinh cho Abraham một ĐỨA CON ĐẦU LÒNG – ‘… và Abraham đặt tên cho Con Trai của Người, đứa con mà bà Hagar sinh tên là Ishmael’. (Sáng Thế Ký 16:15).‘Và Abraham bế đứa Con Trai của Người …’. (Sáng Thế Ký 17:23). ‘Và Ishmael Con Trai của Người đã được mười ba tuổi chịu cắt bì bao quy đầu’ (Sáng Thế Ký 17:25). Cho đến năm mười ba tuổi, Ishmael vẫn chỉ là đứa con trai duy nhất của Abraham, là thời gian được chuẩn định và thỏa thuận giữa Thượng Đế và Abraham. Thượng Đế hứa cho Abraham một đứa con trai khác qua bà Sarah, tên Isaac, nhỏ tuổi hơn rất nhiều so với anh mình là Ishmael.

Người Ả-rập và người Do Thái
Ishmael và Isaac là hai người con có cùng cha là Abraham, thế thì họ là hai anh em. Và con cái của người này cùng là anh em với con cái của người kia. Các con của Isaac là người Do Thái, các con của Ishmael là người Ẩ-rập. Cho nên họ đều là anh em với nhau. Kinh Thánh khẳng định :
‘Và Người (Ishmael)sẽ ở lại trước mặt các anh em của Người’ (Sáng Thế Ký 16 : 12).
‘Và Người (Ishmael) đã chết trước mặt các anh em của Người ’ (Sáng Thế Ký 25 : 18).

Con cái của Isaac là anh em với con cái của Ishmael. Qua cách hiểu này, Muhammad cũng nằm trong số các anh em của Do Thái, bởi Người được sinh ra từ nhánh Ishmael con trai của Abraham. Đúng như lời tiên tri này xác nhận : ‘Giữa các anh em của họ’ (Đệ Nhị Luật 18 : 18). Ở đây lời tiên tri nói một cách rành mạch về sự sắp đến của một Thiên Sứ giống như Moses, không phải sinh ra từ ‘Con cháu Do Thái’, cũng không phải từ ‘Những người giữa họ’ mà từ những người anh em của họ với nhau. Và như thế Muhammad đích thực xuất phát từ giữa các người anh em của họ.

Những lời thốt từ miệng
Lời tiên tri còn nói thêm ‘… Và Ta sẽ đặt những Lời của Ta trong miệng Người ấy ’ Thử hỏi khi có người nói : ‘Tôi sẽ đặt những lời nói của tôi trong miệng anh’, thì câu nói này sẽ được hiểu như thế nào. Tôi mời Linh mục mở quyển Đệ Nhị Luật, chương 18, câu 18, hãy xem từ đầu câu, nếu như tôi yêu cầu ông đọc và ông đọc một cách xuông sẽ, thì tôi có thể nào đưa lời của tôi vào miệng ông được không ?

Linh mục nói : Không.

Tôi tiếp : Nhưng nếu tôi dạy ông một ngôn ngữ mà ông không biết, chẳng hạn như tiếng Á-rập và bảo ông hãy đọc lặp lại những gì tôi vừa thốt ra, thí dụ như :
Hãy nói : Ngài là Allah - Đấng Duy Nhất.
Allah là Đấng Toàn Năng Tuyệt Đối.
Ngài không sinh ra ai, cũng không ai sinh ra Ngài.
Và không gì có thể so sánh ngang bằng với Ngài.
(Qur’an 112 : 1-4).
(Tôi đọc nguyên văn những lời trên bằng tiếng Á-rập).

Có phải là tôi đang đặt những lời bằng một ngoại ngữ lạ mà ông chưa từng nghe và ông vừa thốt ra những lời ấy do tôi dạy. Linh mục hoàn toàn đồng ý. Tôi nói : Những Lời trong Thiên Kinh Qur’an đã được Đấng Toàn Năng Khải Truyền cho Muhammad bằng phương cách như thế đấy.

Theo lịch sử, năm Muhammad 40 tuổi. Vào đêm 27 tháng Ramadan Người đang ở trong một hang động, cách thành phố Makkah khoảng 3 dặm về phía bắc. Trong hang động này Thiên Thần Gabriel truyền lệnh cho Người qua tiếng mẹ đẻ : ‘IQRA’, có nghĩa : HÃY ĐỌC ! hay ‘HÃY CÔNG BỐ’ hoặc ‘HÃY KỂ LẠI’. Muhammad bị kinh khiếp, trong cơn run sợ Người bối rối nói : Tôi Không Có Học ! Thiên Thần ra lệnh lần thứ nhì, Người cũng nói như thế. Tiếp tục cho đến lần thứ ba, Thiên Thần ôm ghì lấy Muhammad, bây giờ Người mới thấu hiểu lời yêu cầu của Thiên Thần, Người đọc lại và nhắc lại từng lời đúng như đã được đặt vào miệng của Người:
Hãy đọc ! Nhân danh Thượng Đế Đấng Từ Bi, Đấng Tạo Hóa.
Đấng đã tạo ra con người từ một giọt máu đặc.
Hãy đọc ! Và Thượng Đế của ngươi là Đấng Vô Cùng Quảng Đại.
Đấng đã dạy (kiến thức) qua ngòi bút.
Đã dạy con người điều mà hắn không biết.
(Qur’an 96 : 1-5).
Đây là năm câu kinh đầu tiên được khải truyền cho Muhammad, và cũng là năm câu mở đầu cho chương 96 trong Thiên Kinh Qur’an.

Chứng nhân trung tín
Ngay tức khắc, Thiên Thần biến mất, Muhammad hối hả chạy về nhà. Khiếp sợ đến nỗi mồ hôi tuôn ướt đẫm cả người. Người bảo người vợ yêu quý là bà Khadija, ‘đắp chăn thật kín cho mình’. Muhammad nằm xuống, bà Khadija túc trực chăm sóc bên cạnh. Khi bình tỉnh lại, Người giải thích cho vợ hiểu những gì đã từng nghe thấy. Bà quả quyết tin nơi Người và rằng Allah sẽ không để cho một điều khủng khiếp nào như thế xảy đến cho Người. Liệu đây có phải là lời thú nhận của một kẻ lừa đảo hay không ? Những tên lừa đảo lại đi thú nhận rằng có một thiên thần của Thượng Đế mang Thông Điệp từ trời cao xuống, nhập vào chúng, làm cho chúng kinh hoàng, khiếp sợ toát mồ hôi, rồi chạy về nhà của vợ à ? Cho dù có phê bình, kích bác thế nào đi nữa, ai cũng nhận thấy rằng hành động của Muhammad là phản ứng tất nhiên của một người thật thà, trực tính. Con người Thành Thật ấy từng được công chúng kính trọng tặng danh hiệu ‘Al-Amin’ - Người Trung Tín, Chính Trực, Chân Thật. Trong suốt hai mươi ba năm cuộc đời Thiên Sứ, những lời đã được ‘Đặt trong miệng Người’ và Người đã rao giảng chúng. Những lời ấy đã tạo một dấu ấn không thể nào phai nhòa trong tâm trí của Người, nó là âm vang Thiêng Liêng của những Lời Kinh (Qur’an). Nó được ghi lại trên các cành lá, trên da thú, trên xương bả vai của thú, và mãi mãi khắc sâu trong tim của các tông đồ yêu quý của Người. Và đó là quyển Thiên Kinh Qur’an của chúng ta ngày hôm nay.

Những lời (mặc khải) quả đúng là đã được đặt trong miệng Người, nó chính xác như lời báo trước mà chúng ta vừa thảo luận qua câu : ‘… Và Ta sẽ đặt những Lời của Ta trong miệng Người ấy’ . (Đệ Nhị Luật 18 :18).

Vị Thiên Sứ không biết chữ
Trải nghiệm của Muhammad ở hang động Hira, được người sau gọi là Jabal-un-Noor (Núi Ánh Sáng), và lời đáp của Người với những tiết lộ đầu tiên đã được thể hiện chính xác qua lời tiên tri trong một Kinh Thánh khác. Trong quyển Isaish, chương 29, câu 12, chúng ta đọc thấy : ‘ Lại đưa sách (Al-Qur’an) cho kẻ không biết đọc, và nói đọc đi, ta khuyên ngươi (tiếng Hebrew không có ghi những chữ ‘ta khuyên người ’ như trong tiếng La Mã qua bản dịch của Douay) hắn liền bảo tôi nào đâu biết chữ.’ (những chữ ‘tôi không biết đọc’ được dịch một cách chính xác từ tiếng Ả rập, Muhammad đã thốt ra 2 lần khi Thiên Thần Gabriel yêu cầu Người ‘Đọc’).

Tôi xin trích dẫn lại nguyên câu không gián đoạn như đã thấy trong King James Version hoặc Authorized Version mà công chúng đều biết : Lại đưa sách cho kẻ không biết đọc và nói: Đọc đi ! Hắn liền bảo : Tôi nào đâu biết chữ !. (Isaiah 29:12).

Điều quan trọng cần ghi lại ở đây là vào thế kỷ thứ 6, là thời Muhammad sống và thuyết giáo, không có quyển Thánh Kinh nào viết bằng tiếng Ả rập cả (*12). Vã lại, Người hoàn toàn mù chữ, ngay cả một chữ cũng không ai dạy cho Người. Vị thầy của Người chính là Đấng Tạo Hóa.
Và Người không nói theo sở thích
Nó quả là điều mặc khải đã được truyền xuống
Người được một Đấng dạy cho (qua Thiên Thần Jibril).
(Qur’an 53 : 3/4/5).

Không hấp thụ một học vấn nào từ nhân thế, nhưng ‘sự thông lảm của Người đã làm cho các vị có học phải hổ thẹn’.

Lời cảnh báo nghiêm trọng
Tôi nói với linh mục:
- Như ông thấy đó, những lời tiên tri phù hợp với Muhammad như một chiếc găng tay vậy. Chúng ta không cần phải dẫn chứng thêm để cho các lời ấy ứng vào Muhammad.

Linh mục đáp:
- Tất cả lập luận của ông đều rất hay, nhưng không mang lại kết quả thật sự, vì chúng tôi là những tín đồ Cơ Đốc, có Jesus Christ hóa thân của Thượng Đế, là đấng gánh vác tội lỗi cho chúng tôi.

Tôi hỏi lại :
- Thế không quan trọng à ? Thượng Đế không nghĩ như vậy đâu ! Ngài tạo ra đau khổ khốn cùng để chứng thực lời cảnh báo. Thượng Đế tất biết sẽ có những người chẳng hạn như ông, thiếu cung kính, xem thường lời Ngài, cũng chính vì thế mà trong Đệ Nhị Luật 18 :18 mới có một lời cảnh báo nghiêm trọng : Kẽ nào không nghe những lời của Ta, những lời người ấy nói nhân danh Ta, thì chính Ta sẽ hạch tội nó. (Trong Thánh kinh của Cơ Đốc giáo kết thúc bằng những chữ « Ta sẽ là người trả thù », Ta sẽ thanh toán mối thù với nó – Ta sẽ trả thù !). Điều này không làm cho ông khiếp sợ sao ? Đấng Tối Cao đang đe dọa trả thù ! Chúng ta sẽ sợ điếng người nếu bị một tên du côn nào đó hăm dọa, thế đối với lời cảnh cáo của Thượng Đế ông không sợ à ?

Phép lạ của những phép lạ nằm trong câu số 19, chương 18 của Đệ Nhị Luật, chúng tôi có một lời tiên tri đầy đủ hơn để nói về Muhammad ! Hãy lưu ý những chữ ‘… người ấy nhân danh Ta sẽ nói bằng những lời của Ta !’

Ai là đấng mà Muhammad nhân danh để nói ? Tôi mở bản dịch quyễn Qur’an của Yusuf Ali, Chương 114 - Sura An Nas - (Loài Người), nơi chương cuối, tôi chỉ cho ông thể thức ở đầu chương ‘Nhân Danh Thượng Đế, Đấng Rất Mực Từ Bi, Rất Mực Độ Lượng’. Và đầu Chương 113 ‘Nhân Danh Thượng Đế, Đấng Rất Mực Từ Bi, Rất Mực Độ Lượng’, rồi từng Chương 112, 111, 110 … tiếp theo sau đó đều có cùng một thể thức, một ý nghĩa như nhau. Vì các Sura cuối của Qur’an gồm những bài ngắn, mỗi bài khoảng 1 trang nên tôi chọn để chỉ cho Linh Mục dễ nhận.

Và lời tiên tri đã bảo gì ? ‘… Người ấy sẽ nói nhân danh Ta’, ai là đấng mà Muhammad nói : Nhân Danh Thượng Đế, Đấng Rất Mực Từ Bi, Rất Mực Độ Lượng. Lời tiên tri đã ứng vào Muhammad với từng chữ một. Mỗi Chương trong Thiên Kinh Qur’an, trừ Chương 09 đều được bắt đầu với thể thức ‘Nhân Danh Thượng Đế, Đấng Rất Mực Từ Bi, Rất Mực Độ Lượng’. Người Muslim bắt đầu mỗi việc làm hợp pháp của mình với thể thức thiêng liêng ấy. Trong khi tín đồ Cơ Đốc bắt đầu với câu : ‘Nhân danh Cha, Con và Thánh Thần’. (*13)

Chiếu theo chương 18 của Đệ Nhị Luật, tôi đã mang lại cho ông hơn 15 cách trình bày với lý lẽ các lời tiên tri quy vào Muhammad chứ KHÔNG vào Jesus.

Baptist phủ nhận Jesus
Vào thời của Tân Ước, chúng ta thấy dân Do Thái vẫn còn mong chờ vào sự ứng nghiệm của lời tiên tri nói đến một vị ‘Giống Như Moses’ sẽ đến, theo John 1 :19-25. Khi Jesus nhận mình là đấng Messi của người Do Thái, người Do Thái bắt đầu nghi ngờ dò hỏi, tìm coi Êli ở đâu ? Bởi họ cũng đã có một lời tiên tri song song cho biết Êli phải đến trước, rồi sau đó mới đến đấng Messi.

Jesus khẳng định đức tin của người Do Thái : ‘ … ông Êli phải đến đễ chỉnh đốn mọi sự. Nhưng Thầy nói cho anh em biết : ‘Ông Êli đã đến rồi, mà họ không nhận ra, lại còn xử ông theo ý họ muốn. Con người cũng sẽ phải đau khổ vì họ như thế’. Bấy giờ các môn đệ hiểu, Người có ý nói về ông Jean Baptist’. (Mathieu 17 /11:13).

Theo Tân Ước, dân Do Thái không phải là những người nuốt lời về vị nào sẽ là Messi. Trong sự truy tìm này họ đã chịu đựng không biết bao nhiêu là vấn đề gay go, ngõ hầu tìm cho ra vị Messi thật của họ. Phúc Âm của John xác nhận : ‘Đây chính là lời của John’ (the Baptist) ‘Khi người Do Thái cử các thầy cúng và những người Lê-vi (một họ đạo Do Thái chuyên lo các việc tư lễ ở giáo đường) từ Jerusalem đến hỏi : Ông là ai ? Ông thú nhận, không từ chối, nói rằng mình không phải là Đấng Christ. (Điều này cũng tự nhiên, bởi không thể nào có hai vị Messi cùng một thời. Nếu Jesus là Christ thì John the Baptist không thể là Christ) (*14). ‘Rồi họ hỏi, vậy ông là ai ? Có phải ông là Êli không ? Ông đáp, tôi không phải’. (Câu này John the Baptist phủ nhận lời của Jesus vì Jesus cho rằng ông là Êli và ông bác bỏ điều gán ấy). Một trong hai người (Jesus hay John), lạy Chúa xin đừng cho có chuyện đó ! Là chuyện mà Jesus xác định qua chính lời chứng của mình, rằng John the Baptist là vị sứ giả lớn nhất của Do Thái : ‘Tôi nói thật với anh em trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ chưa có ai cao trọng hơn ông John (the Baptist)’. (Mathieu 11 :11).

Người Muslim chúng tôi biết đến John the Baptist với tên Yahyaa (Xin bình an đến Người). Chúng tôi kính trọng vì Người là Sứ giả của Allah. Đức Jesus, đối với chúng tôi là Thiên sứ Isaa (Xin bình an đến Người), cũng là một trong những vị Thiên sứ đầy quyền năng của Thượng Đế. Chúng tôi, những người Muslim làm sao quy tội cho cả hai vị ấy được ? Đành phải để vấn đề giữa Jesus và John the Baptist lại cho các tín đồ Cơ Đốc giải quyết, nhưng vì các ‘thánh kinh’ của họ đầy dẫy những điều trái ngược nhau mà họ cứ che đậy như là ‘những câu nghĩa đen của Jesus’(*15). Những người Muslim chúng tôi thật sự quan tâm đến câu hỏi cuối cùng mà những người Do Thái hỏi John the Baptist : Họ hỏi lại ông : ‘vậy thì thế nào, ông có phải là vị ngôn sứ chăng ?’, ông đáp ‘Không’ (John 1 : 21).

Ba câu hỏi
Nên ghi nhận là ba câu hỏi dành cho John the Baptist là ba câu khác nhau, được phân biệt rõ ràng và ông cũng đã trả lời một cách dứt khoát là Không. Xin tóm lại :

1 – Có phải ông là Christ không ?

2 – Có phải ông là Êli không ?

3 – Có phải ông là vị Sứ giả ấy ?
Nhưng các bậc học giả theo đạo Cơ Đốc, bằng cách nào đó chỉ mặc nhiên nhìn thấy có hai câu mà thôi. Để cho sự rõ ràng tăng lên gấp bội, người Do Thái xác định đã có BA câu tiên tri khác biệt nhau trong trí họ khi hỏi John th Baptist. Chúng ta hãy xem sự phản kháng của họ qua đoạn những kinh sau :
Họ hỏi ông : ‘Vậy tại sao ông làm phép rửa, nếu ông không phải là Đấng Kito, cũng không phải là Êli hay vị ngôn sứ’. (John 1 :25).

Lúc bấy giờ, người Do Thái đang chờ đợi điều ứng nghiệm của ba lời tiên tri khác nhau. Một, sự đến của Christ. Hai, sự đến của Êli, và Ba, là sự đến của vị Thiên Sứ ấy.

‘Vị Thiên sứ ấy’
Xem qua bất cứ quyển Kinh Thánh nào nếu có phần mục lục hay lời trích dẫn tham khảo, ắt chúng ta sẽ thấy ngoài lề có ghi chú những chữ ‘Vị Thiên sứ’ hay ‘Vị Thiên sứ ấy’, như được tìm thấy trong John 1 :25, những chữ ấy viện vào lời tiên tri của Đệ Nhị Luật 18 :15 đến 18. Và rằng ‘Thiên sứ ấy’ – ‘Vị Thiên sứ giống Moses’ – ‘Giống như ngươi’, chúng ta đã chứng minh với quá nhiều chứng cứ đích thực rằng người ấy là Muhammad chứ không phải Jesus.

Người Muslim không phủ nhận Jesus là Messi, là chữ được người ta dịch là Christ (*16). Chúng tôi không tranh luận về ‘Ngàn lẻ một lời tiên tri’ mà những người Cơ Đốc giáo nêu ra đầy dẫy trong Kinh Thánh báo trước về sự đến của đấng Messi. Điều chúng tôi muốn nói là Đệ Nhị Luật 18 :18 không quy vào Jesus, mà đó là lời báo trước nói thẳng vào Đức Thiên Sứ Muhammad.

Linh mục lịch sự từ giả tôi với câu nói đây là một cuộc đối thoại vô cùng hào hứng, ông rất muốn sẽ có một ngày mời tôi đến giáo đoàn của ông để diễn thuyết về chủ đề này. Một thập niên rưỡi đã qua rồi mà tôi vẫn còn chờ cái đặc ân ấy.

Tôi vẫn tin vị linh mục thành thật khi ướm lời mời, nhưng cái định kiến ấy đành phải chết cứng, vì chẳng lẽ người ta muốn mất con chiên của mình à ?

Thử thách gay go
Đối với các tín đồ Cơ Đốc, tôi có câu hỏi, tại sao các bạn không ứng dụng ngay điều thử thách gay go mà chính Thầy các bạn muốn các bạn thực hiện trong mọi tình huống để thanh minh cho những gì thuộc về Thiên sứ. Người từng nói : Cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai. Ở bụi gai, làm gì có nho mà hái ? Trên cây găng làm gì có vả mà bẻ ? Nên hãy cây tốt thì sinh quả tốt cây xấu thì sinh quả xấu… (Mathieu : 7 :16/20).

Tại sao các bạn sợ áp dụng lời dạy của Thiên Sứ Muhammad ? Các bạn sẽ tìm thấy quyễn Kinh cuối cùng của Thượng Đế chính là Thiên Kinh Qur’an, đáp ứng thật sự về lời dạy của Moses và Jesus, là những lời sẽ mang đến cho thế giới này vô vàn phước lộc, bình an và hạnh phúc.

‘Nếu có một nhân vật như Muhammad, dù độc tài đi nữa mà lãnh đạo cái thế giới cận đại này, người ấy sẽ thành công trong việc hóa giải các vấn nạn toàn cầu và sẽ mang lại rất nhiều phước báu, bình an và hạnh phúc’. (George Bernard Shaw).

Người lỗi lạc nhất
Trên tuần báo Time, ngày 15/07/1974, có đăng bài tập hợp những ý tưởng khác nhau của các sử gia, văn nhân, quân nhân, thương gia cùng nhiều giới khác, với chủ đề : ‘Ai là nhân vật lãnh đạo vĩ đại nhất lịch sử ?’. Có người cho là Hitler, người khác cho là Gandhi, Buddha, Lincoln và đại khái như thế. Nhưng nhà phân tâm học người Mỹ, ông Jules Masserman đã trưng ra các chuẫn mẫu thẳng thừng và đúng đắn để dựa vào đó mà thẩm định. Ông nói : ‘Những người lãnh đạo phải hội đủ ba chức năng :

1- Mang lại sự tốt lành.

2- Tổ chức một xã hội hài hòa, trong đó người dân sống một cách tương quan mật thiết và an toàn.

3- Đề ra một khuynh hướng tâm linh.

Với các chuẫn mẫu trên, ông đã điều nghiên lịch sử và phân tích – Hitler, Pasteur, Caesar, Moses, Khổng Tử và nhiều nhân vật khác, rồi cuối cùng đi đến kết luận : Những người như Pateur và Salk là những nhà lãnh đạo có chức năng thứ nhất. Gandhi, Khổng Tử về một phía, Alexander,Ceasar, Hitler ở một phía khác là những nhà lãnh đạo có chức năng thứ nhì và có thể cũng có chức năng thứ ba. Jesus và Buddha thì chỉ thuộc về chức năng thứ ba.Có lẽ nhân vật lãnh đạo lỗi lạc nhất của mọi thời đại là Muhammad, người hội đủ cả ba chức năng kể trên. Và ở một mức độ kém hơn Moses đã làm giống như thế.
Căn cứ vào tiêu chuẩn thẩm định mà vị giáo sư trường đại học Chicago đưa ra, tôi tin rằng ông ta là người Do Thái, bởi cho đến bây giờ hình ảnh của Jesus và Buddah cũng không hề có trong hình ảnh những ‘Nhà Lãnh Đạo Lỗi Lạc nhất của Nhân Loại’, nhưng do điều kết hợp lạ lùng về sự trùng hợp của Moses và Muhammad, cộng thêm với lý lẽ đầy sức thuyết phục rằng Jesus không giống Moses, nhưng Muhammad giống Moses, như trong Đệ Nhị Luật (18 :18) ‘Giống như ngươi’ - Giống như Moses !

Để kết thúc, tôi xin trích lời của một người Cơ Đốc đáng kính, chuyên bình giảng về Kinh Thánh, Giáo sư Dummelow nói : Tiêu chuẩn chủ yếu của một vị Thiên Sứ thật sự là tính đạo đức trong sự giảng dạy của Người.
‘ Nhìn quả của chúng sẽ biết được chúng.’ (Jesus Christ).

Cuối cùng tôi có một đề nghị: Chúng ta cùng suy ngẫm !
Hãy bảo họ : ‘ Hỡi người dân Kinh Sách ! Hãy đến cùng với một Lời phán giống nhau giữa chúng tôi và quý vị rằng chúng ta chỉ thờ phụng riêng Allah thôi, và chúng ta không tổ hợp bất cứ ai, bất cứ vật gì với Ngài, và không ai giữa chúng ta sẽ thờ các vị chủ tể nào khác ngoài Allah ’. Nếu họ quay bỏ đi thì hãy bảo họ : ‘Hãy chứng thực rằng chúng tôi là những người Muslim. ’
(Qur’an 03 : 64).

Dân Kinh Sách là một danh hiệu được dùng trong Thiên kinh Qur’an, để tõ sự quý trọng khi nhắc đến người Do Thái và người Cơ Đốc. Người Muslim được lệnh ân cần thốt lên lời gọi ‘Hỡi người dân Kinh Sách’ - Hỡi người học thức, hỡi những người cầu xin để được nhận Thiên Khải của một Thiên Kinh, chúng ta hãy cùng nhau tập họp trên một nền tảng chung ‘Chúng ta không tôn thờ bất cứ ai ngoài Thượng Đế’ và chỉ ở nơi Ngài là Đấng Duy Nhất xứng đáng để thờ phụng, không phải vì : … Thiên Chúa của ngươi là một vị thần ghen tương. Đối với những kẻ ghét Ta, Ta sẽ phạt con cháu đến 3,4 đời vì tội lỗi của cha ông. (Exodus 20 :05), mà vì Ngài là Đấng Từ Bi, Độ Lượng, Đấng Cứu Rỗi, Đấng Tạo Hóa, xứng đáng để chúng ta vinh danh, tôn thờ, nguyện cầu và dâng hiến.

Nói một cách khái quát, tư duy của người Do Thái và tín đồ Cơ Đốc đều đồng ý với cả 3 mệnh đề của câu Kinh trên trong Qur’an. Về thực hành thì họ không đạt. Một phần do sự lầm lẫn về chủ thuyết Một Đấng Thượng Đế Chân Chính (ALLAH - Subha-nahu wa ta-ala). Vấn đề ở đây là những người từng hiến mình cho tôn giáo (ngay cả những người Do Thái chính thống) cũng vẫn nghĩ không khác gì một người dân bình thường - Chưởng giáo hay Giáo Hoàng, Thầy tu hoặc Giáo sĩ Bà la môn, ngoài sự thuần khiết trong cuộc sống, họ còn có ưu thế đứng trung gian giữa con người và Thượng Đế, trên một chiều hướng đặc biệt nào đó. ISLAM KHÔNG CHẤP NHẬN NHƯ THẾ.

Islam trao cho chúng ta một lời tóm gọn được trích từ Qur’an như sau :
Hãy bảo họ : ‘Chúng tôi tin tưởng nơi Allah và những điều đã được ban xuống cho chúng tôi và những điều đã được ban xuống cho Ibrahim, và Isma’il và Ishaq và Ya’qub và các Bộ lạc ; và những điều đã được ban xuống cho Musa và cho Isa và những điều đã được ban xuống cho các Nabi từ Rabb của Họ ; chúng tôi không phân biệt một Vị nào trong Họ và chúng tôi là những người cúi lạy Allah (trong Islam).
(Quran 02 : 136).

Lập trường của người Muslim đã định rõ. Người Muslim không đòi hỏi một tôn giáo riêng cho họ. Islam không phải là một giáo phái, cũng không phải là tín ngưỡng của riêng một sắc dân nào. Theo quan điểm của Islam tất cả các tôn giáo đều là một, bởi Chân Lý chỉ có một. Cùng là một tôn giáo đã được tất cả các vị Thiên Sứ trước rao giảng, đó là sự thật trong các Thiên Thư. Thực chất mà nó muốn truyền đạt là Thiên Ý, là nguồn mạch của mọi khôn ngoan chân thật, hân hoan tuân phục sẽ được hạnh phúc. Nếu ai muốn có muốn có một tín ngưỡng khác thì đó là điều giả dối, giả dối ngay cả với cái tự nhiên của chính mình và đó cũng chính là giả dối với ý chỉ và chương trình của Thượng Đế. Giống như một người không mong chờ sự chỉ đạo, khác nào y từ chối sự chỉ đạo.

* Chú thích
1- Đoạn kinh này muốn nói đến Moses. Xem diễn giảng của Yusuf Ali N° 4783/4.

2- Những người giảng Kinh Thánh Cơ Đốc đề ra giá trị cấp số cộng của con số 6 trên bảng mẫu tự tiếng Anh tổng cộng lên đến 666. Thí dụ : A=6, B=12, C=18, D=24 … Cấp số 6 là vì con số chỉ thú tính trong Kinh Thánh là ‘666’. Cố thử điều này vào Tiến sĩ Kissinger.

3- Tác giả vừa có một buổi giảng thuyết khác ở City Hall, Durban, hôm 10/12/1975, với chủ đề ‘Muhammad nhân vật lỗi lạc nhất’.
4- ‘Dominee’ tiếng Nam Phi, đồng nghĩa với thầy tu, linh muc, mục sư thuyết giáo.

5 - Một trong những tỉnh thành ở Cộng hòa Nam Phi.

6- Danh từ Messiah phát xuất từ chữ masaha, gốc từ tiếng Á rập và Do Thái cổ, có nghĩa là xoa bóp, chà xát, thoa dầu. Về tôn giáo danh từ này nói đến ‘một nhân vật được thoa dầu thánh’- Các tu sĩ, vua chúa được thoa dầu có nghĩa là họ đã được chính thức hóa trong chức vụ. Messiah được dịch thành Christ không có nghĩa là Chúa Trời. Ngay cả tên vô đạo Cyrus cũng được gọi là ‘Christ’ trong Kinh Thánh. (Isaiah 45:1).

7- Muhammad được nói đến bằng tên trong Thánh thi của Salomon (5:16). Tiếng Do Thái cổ được dùng lúc bấy giờ là Mahammuddim. Các danh từ có tận cùng bằng ‘IM’ đa số đều nói lên ý nghĩa tôn kính, quý trọng. Bỏ chữ ‘im’ đi tên sẽ là Mahammudd, có nghĩa ‘cùng yêu thương’. Có một phiên bản của Kinh Thánh được phép dịch ‘Người được khen ngợi’, ‘Người đáng kính’…như MUHAMMAD !

8- Nếu bài diễn thuyết này được dịch lại bằng bất cứ ngôn ngữ nào, xin vui lòng chuyển các từ bằng tiếng Phi sang thổ ngữ, và đừng cố dịch các câu trích rừ Kinh Thánh theo ý riêng. Dùng quyển Kinh Thánh được dịch theo ngôn ngữ của mình và ghi lại một cách trung thực những chữ trong quyển kinh ấy.

9- Xem Thiên Kinh Qur’an, Chương 03 Câu 42 và Chương 19 Câu 16-34, có nói đến sự ra đời của Jesus. Hãy đọc và xem lời diễn giảng đế thấy vị trí cao cả của Jesus và Mẹ của Người trong Islam.

10- Hãy tìm đọc ‘Có phải Christ bị đóng đinh trên thập giá’. Ấn bản miễn phí của cùng tác giả.

11- Theo Kinh Thánh, Abraham trước kia là Abram, sau Thượng Đế đổi lại là Abraham.

12- Cho đến nay có tất cả 14 bản dịch Kinh Thánh bằng tiếng Ả rập với các thổ ngữ và chữ viết khác nhau.

13- Các nhà thần học Cơ Đốc không biết ngay cả ‘tên’ gọi Thượng Đế. Bởi ‘Thượng Đế’ (Chúa Trời) không phải là tên, cũng như’ Cha’ không phải là tên. Xem thêm ‘Muhammad, Người kế thừa tự nhiên của Christ’. Ấn phẩm miễn phí của cùng tác giả.

14- Người Do Thái chỉ trông đợi một vị Messiah, không phải hai.

15- Xem báo Time số ra ngày 30/12/1974, bài ‘Kinh Thánh thật sự như thế nào ?’. Và ‘50.000 điều sai lầm trong Kinh Thánh’, trích từ tạp chí Cơ Đốc AWAKE, số ra ngày 08/09/1957.

16- Xem ‘Muhammad, Người kế thừa tự nhiên của Christ’. Ấn phẩm miễn phí của cùng tác giả.

Abdul Alim
Dịch từ : WHAT THE BIBLE SAYS ABOUT MOHAMMED. Lecture by Ahmed Deedat.[/justify][/justify][/b][b]

dinhtoan
Admin

Tổng số bài gửi : 516
Join date : 19/11/2009
Age : 76

https://islamvachungta.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết