Islam và chúng ta
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Keywords

thái  2010  ngày  2014  tranh  nghĩa  trắng  2016  2015  2011  

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Top posting users this month
dinhtoan
Người phụ nữ muslim có quyền lái xe hay không ? Vote_lcapNgười phụ nữ muslim có quyền lái xe hay không ? Voting_barNgười phụ nữ muslim có quyền lái xe hay không ? Vote_rcap 


Người phụ nữ muslim có quyền lái xe hay không ?

Go down

Người phụ nữ muslim có quyền lái xe hay không ? Empty Người phụ nữ muslim có quyền lái xe hay không ?

Bài gửi  dinhtoan Tue Mar 13, 2012 7:18 pm

Hơn 20 năm nay, các hội đoàn phụ nữ Arabie Séoudite đã phản đối lệnh cấm nữ giới lái xe. Theo họ thì Arabie Séoudite là nước Islam duy nhất áp dụng điều luật nầy, vì chánh quyền đã dựa vào giáo lệnh (fatwa) của Đại giáo trưởng ( Grand Mufti) Abdel Aziz Bin Baz, khi ông nầy cho rằng chiếu theo luật Saria thì người phụ nữ không có quyền lái xe .
Thật ra không có gì để chúng ta phải ngạc nhiên về những lề luật được áp dụng khác biệt đã có từ xưa đến nay, ở mỗi nơi, mỗi xứ. Những vị oulémas thì cảm thấy thích thú về những giải thích khác nhau của họ, nhưng có ảnh hưởng đến cộng đồng, vì điều nầy đã chứng minh được khả năng hiểu biết và giải quyết mọi trường hợp mang tính pháp lý của họ, ở bất cứ thời gian và nơi chốn.

Người phụ nữ muslim có quyền lái xe hay không ? 1945410

Trải qua nhiều thế kỷ, những lời giải thích ấy từ từ thấm sâu vào văn hoá,phong tục tập quán của từng vùng và cuối cùng tạo ra tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thỏi ngược ” cùng một vấn đề nhưng mỗi nơi giải quyết với một lề luật khác nhau như hiện nay.
Trong một chuyến thăm viếng chính thức nước Anh vào năm 2007, chính quốc vương Abdallah đã củng cố sức mạnh cho các hội đoàn đấu tranh phụ nữ Arabie Séoudite, khi ông tuyên bố việc nghiêm cấm phụ nữ lại xe phát xuất từ phong tục tập quán chứ không mang tính chất chính trị hay tôn giáo. Ông nghỉ rằng trên vấn đề nầy cần phải có một thoả thuận chung qua những cuộc trao đổi giữa các hội phụ nữ, gia đình và chánh quyền địa phương của từng vùng. Nhưng lời tuyên bố của đức vua đã không mang lại kết quả như mong đợi, nên các hội phụ nữ vẩn tiếp tục khuấy động lên đều đặn những buổi tranh luận về vấn đề nầy.Như trường hợp bà Manal al-Sharif đã tự thu hình khi đang lái xe sau đó phát lên facebook và youtube. Trong clip bà đã giải thích về sự khó khăn của người phụ nữ trong cuộc sống hiện nay, khi họ không có quyền lái xe. Việc làm của bà đã khiến chánh quyền nổi giận ra lệnh bắt giam, nhờ vào phản ứng của giới truyền thông, nên bà được thả ra sau 9 ngày bị giam giử.
Vấn đề giải thích luật saria vẫn còn tiếp tục gặp khó khăn, nên trở thành trọng điểm ở Arabie Séoudite vào đầu thế kỷ 21. Liệu luật có cấm đàn bà lái xe hay không ? Hay nó chỉ là một vấn đề đơn giản của phong tục tập quán như quốc vương đã xác nhận ?
Trong năm 1990, Cheikh Abdel Aziz Bin Baz đã giải thích giáo lệnh của ông như sau : “Việc phụ nữ lái xe sẽ mang đến những hành động bất hợp pháp không thể chối cãi được, nó cũng giống như khalwa hay không mặc hijab v.v…vì tất cả đều có thể dẫn đến sự phạm tội (haram ), nên phải nghiêm cấm ”. Ông nói tiếp :“ Tính minh bạch của saria là cân nhắc kỹ lưỡng trước khi nghiêm cấm tất cả những phương tiện cho phép thực hiện những hành động đưa đến trụy lạc tội lổi. Và lái xe chắc chắn là một phương tiện sẽ đưa phụ nữ từ vấn đề nầy sang vấn đề khác ”

Vấn đề “Khalwa” đã trở thành vủ khí chính để bảo vệ lập luận của ông, trong khi đó Allah không hề nói đến Khalwa trong thiên kinh Quran, nhưng có một hadith thuật lại Nabi Mohamed đã nói rỏ như sau :“ Kẻ nào tin tưởng Allah và ngày Phán Xét thì không được ở một mình với người phụ nữ mà người ấy không có cha,bác,chú,anh đi theo,vì như thế chắn chắc kẻ thứ ba sẻ là satan .” Hadith đã nhấn mạnh đến sự nghiêm cấm nam nữ gặp nhau nơi vắng vẻ che kín thì ngược lại ngày nay nó được áp dụng khắp nơi trong công viên, quán café, nhà hàng v.v….nơi mà tất cả mọi người đều nhìn thấy nhau.
Cũng với hadith trên đã có những sự diễn giảng khác nhau, ở các nước Bắc Phi thì xem nó như một lời cảnh báo nam nữ không nên gặp nhau nơi vắng vẻ, vì họ sẽ dễ dàng bị cám dỗ bởi tội lổi của xác thịt. Ngược lại ở các nước vùng vịnh, mặc dù Nabi Mohamed không hề nói đến hình phạt, nhưng các vị oulémas kết án và xử phạt nam cũng như nữ vi phạm Khalwa bằng những hình phạt như bỏ tù, đánh roi …tuỳ theo mức độ vi phạm.
Nếu giáo lệnh của Cheikh Abdel Aziz Bin Baz cho rằng nếu phụ nữ có quyền lái xe thì họ sẽ lợi dụng rời khỏi nhà một mình mà không có người thân đi theo, như thế họ sẽ đến những nơi mà nơi đó có những cám dổ tội lổi đang chờ đón họ. Do đó để ngăn chận những hành vi tội lổi, chúng ta phải nghiêm cấm phụ nữ lái xe. Như vậy dựa theo quan điểm của giáo lệnh nầy đã cho thấy phẩm chất của người phụ nữ Arabie Séoudite không được tôn trọng. Vì chẵn lẻ mỗi lần ra khỏi nhà là mỗi lần họ trở nên vô trách nhiệm, hư đốn không phẩm cách, không thể tin tưởng được ? Những điều đó trong xả hội ngày nay không thể dùng làm bằng chứng để xác quyết hành vi của phụ nữ trên thế giới nói chung và phụ nữ muslim nói riêng.
Giáo lệnh của Cheikh Abdel Aziz Bin Baz được xây dựng và bảo vệ dựa trên một lý luận yếu đối không có sức thuyết phục.
Hiện tượng đấu tranh để có được quyền lái xe của phụ nữ đã gây ra nhiều lo lắng ở Arabie Séoudite, khi cánh nữ giới bất chấp mọi hình phạt đã dùng các clip vidéo phát trên youtube để nói lên sự khó khăn mà họ vấp phải khi họ không có quyền sử dụng xe hơi cá nhân trong sinh hoạt hằng ngày đã tạo sự chú ý của quần chúng trong và ngoài nước .
Nếu người ta nghỉ rằng việc lái xe sẽ khiến người nữ dễ dàng phạm tội (haram), như vậy thì nam giới cũng không có quyền lái xe, vì họ cũng sẻ bị cám dổ vào con đường tội lổi như nữ giới !
Hiện nay hầu hết các nước Islam trên thế giới xem việc lái xe của người phụ nữ là bình thường, tự nhiên theo cái nhìn của luật saria. Như vậy các vị oulémas của các xứ nầy có sai lầm hay không ?
Thiết nghĩ, mọi người cũng cần biết rằng giáo lệnh (fatwa) chỉ là quan điểm pháp lý của một alem ( luật gia) dựa trên một vấn đề, chứ không phải của tất cả mọi người. Như vậy fatwa của A.A.Bin Baz chỉ mang tính tư vấn của ông ấy, nếu chánh quyền thấy hợp lý thì áp dụng, nếu không thì thôi. Nhưng khi áp dụng thì chánh quyền phải có văn bản pháp lý giải thích thoả đáng để tạo sức thuyết phục và sự tin tưởng của người dân, vì luật của Arabie Séoudite không có điều khoản cấm phái nữ lái xe.

dinhtoan lược dịch

http://oumma.com/11260/est-il-licite-pour-une-femme-de-conduire-un-vehicule

dinhtoan
Admin

Tổng số bài gửi : 516
Join date : 19/11/2009
Age : 76

https://islamvachungta.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết