Islam và chúng ta
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Keywords

tranh  2011  nghĩa  thái  2014  2016  ngày  2015  trắng  2010  

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Top posting users this month
dinhtoan
SAI LẦM CỦA ISRAEL TRONG CHIẾN LƯỢC CHIA ĐỂ TRỊ VỚI HAMAS Vote_lcapSAI LẦM CỦA ISRAEL TRONG CHIẾN LƯỢC CHIA ĐỂ TRỊ VỚI HAMAS Voting_barSAI LẦM CỦA ISRAEL TRONG CHIẾN LƯỢC CHIA ĐỂ TRỊ VỚI HAMAS Vote_rcap 


SAI LẦM CỦA ISRAEL TRONG CHIẾN LƯỢC CHIA ĐỂ TRỊ VỚI HAMAS

Go down

SAI LẦM CỦA ISRAEL TRONG CHIẾN LƯỢC CHIA ĐỂ TRỊ VỚI HAMAS Empty SAI LẦM CỦA ISRAEL TRONG CHIẾN LƯỢC CHIA ĐỂ TRỊ VỚI HAMAS

Bài gửi  dinhtoan Wed Oct 18, 2023 3:36 pm

Phân tíchThứ tư, 18/10/2023, 05:00 (GMT+7)

Sai lầm của Israel trong chiến lược 'chia để trị' với Hamas
Israel nhiều năm qua tạo điều kiện cho Hamas trỗi dậy theo chiến lược "chia để trị" nhằm làm suy yếu phong trào đòi độc lập của Palestine, nhưng tính toán của họ đã sai lầm.

Giới chuyên gia Israel lẫn phương Tây đều cho rằng lực lượng cánh hữu trên chính trường Tel Aviv đã gián tiếp tạo điều kiện để Hamas củng cố vị thế chính trị lẫn xây dựng nguồn lực quân sự, dẫn đến chiến dịch tấn công đẫm máu vào ngày 7/10 và mở ra nguy cơ xung đột kéo dài ở Dải Gaza.

Nimrod Novik, cựu cố vấn cấp cao cho cố thủ tướng Israel Shimon Peres, gọi chiến lược mà các đời chính phủ Israel theo đuổi trong gần hai thập niên qua là "chia để trị", gồm hai trụ cột: củng cố sức mạnh chính trị cho Hamas cai trị Dải Gaza và làm suy giảm ảnh hưởng của chính quyền Palestine ở Bờ Tây.
Hamas giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2006 và kiểm soát Dải Gaza từ năm 2007, nhưng vùng đất này tồn tại nhiều phe phái, trong đó có tổ chức Islamic Jihad (PIJ) cũng có quan điểm sử dụng vũ lực để chống lại Israel.

SAI LẦM CỦA ISRAEL TRONG CHIẾN LƯỢC CHIA ĐỂ TRỊ VỚI HAMAS Hamas-die-u-binh-4777-1697445720

Các tay súng Hamas duyệt binh tại Dải Gaza vào ngày 11/11/2019. Ảnh: AFP


Kể từ khi lên nắm quyền, Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã tạo điều kiện cho Hamas củng cố khả năng kiểm soát Dải Gaza, lấn át ảnh hưởng của các phe nhóm khác. Israel cho rằng toàn bộ Dải Gaza nằm dưới sự kiểm soát duy nhất của Hamas, xem tổ chức này là đầu não huấn luyện quân sự cùng điều hành dân sự trong khu vực.

Tel Aviv tin rằng khi quyền lực và địa vị chính trị ở Dải Gaza trở nên lớn hơn, Hamas sẽ tập trung vào quản trị 2,2 triệu dân trên vùng lãnh thổ của mình và dần quên đi mục tiêu "hủy diệt" Israel.
Chính phủ của ông Netanyahu củng cố tính chính danh của Hamas bằng cách coi họ là đối tác chính thức để tiến hành các cuộc đàm phán ngừng bắn hoặc nới lỏng lệnh phong tỏa.
Hamas còn được tham gia đối thoại chính thức giữa Israel và Palestine về điều kiện để người lao động Palestine vào Israel làm việc. Tiến trình này được Tel Aviv lý giải nhằm giải bức xúc xã hội ở Dải Gaza và giảm nguy cơ xung đột, nhưng mặt khác đã tạo ra uy tín đáng kể cho Hamas khi trở thành lực lượng chính trị cải thiện mức sống cho người Palestine.

Đến năm 2021, Tel Aviv đã cấp 2.000-3.000 giấy phép lao động cho cư dân Dải Gaza vào Israel. Con số này tăng lên 10.000 giấy phép trong chính quyền Naftali Bennett - Yair Lapid vào giai đoạn 2021-2022, rồi nhảy vọt lên 20.000 sau khi ông Netanyahu trở lại chính trường.

Trụ cột thứ hai trong chiến lược là làm suy yếu Nhà nước Palestine của Tổng thống Mahmoud Abbas đến từ Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), giảm tiếng nói chính trị của phong trào Fatah và ngăn cản những lực lượng chủ trương hòa bình trở thành đối tác đàm phán hiệu quả, theo Nimrod Novik.

Israel trước đây tiến hành các cuộc đàm phán về giải pháp "hai nhà nước" với Palestine thông qua PLO. Tuy nhiên, từ khi tái đắc cử vào năm 2009, Thủ tướng Netanyahu từ chối những nỗ lực đối thoại hòa bình do chính quyền tổng thống Mỹ Barack Obama làm trung gian.

Israel trong thời gian đó tìm cách cản trở tiến trình hòa bình bằng chính sách tạo ra "hiện trạng mới" ở Jerusalem và Bờ Tây, khi khuyến khích người Do Thái xây dựng các khu định cư ở những vùng đất này.

Tiến trình hòa bình Oslo bị đóng băng đến năm 2013 mới được khởi động lại, nhưng quá trình đàm phán 9 tháng sau đó vẫn bế tắc. Điều này khiến người Palestine giảm niềm tin vào PLO, tổ chức từng thúc đẩy ký kết thành công thỏa thuận bước đầu vào năm 1993 ở Washington.

Trong nhiệm kỳ tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Netanyahu tiếp tục vận động Washington cắt quan hệ chính thức với PLO, sau đó công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và lên kế hoạch chuyển đại sứ quán Mỹ tới thành phố này.

Chính quyền Trump không công nhận người Palestine có quyền trở về những vùng đất mà Israel kiểm soát sau hai cuộc chiến với các nước Arab, đồng thời rút ngân sách viện trợ cho người tị nạn Palestine.

SAI LẦM CỦA ISRAEL TRONG CHIẾN LƯỢC CHIA ĐỂ TRỊ VỚI HAMAS Israel-bi-nh-thu-o-ng-ho-a-5289-1697445720

Từ trái sang: Thủ tướng Israel Netanyahu, Tổng thống Trump, Ngoại trưởng Bahrain Al Zayani và Ngoại trưởng UAE al-Nahyan tại Nhà Trắng sau lễ ký các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ hôm 15/9/2020. Ảnh: AFP

Đến cuối nhiệm kỳ tổng thống Trump, Mỹ thuyết phục thành công Bahrain cùng Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) gác lại vấn đề Palestine để ký Hiệp định Abraham về bình thường hóa quan hệ với Israel.
Tổng thống Joe Biden sau khi nhậm chức đã duy trì xu hướng đối ngoại này, làm trung gian đàm phán bình thường hóa quan hệ Israel - Arab Saudi, trong khi vấn đề Palestine tiếp tục không được chú trọng.

Chiến lược và hành động của Israel trong gần hai thập kỷ qua đã nâng tầm Hamas từ một nhóm vũ trang nhỏ lẻ mang lập trường cực đoan và thiếu ủng hộ đại chúng trở thành lực lượng chính trị có ảnh hưởng ngày càng lớn ở Dải Gaza. Trong khi đó, tiếng nói của Nhà nước Palestine và Tổng thống Mahmoud Abbas, người vốn theo đuổi con đường đấu tranh hòa bình, lại bị suy yếu.


"Tính toán của Israel là khoét sâu chia rẽ giữa Hamas ở Dải Gaza và Nhà nước Palestine ở Bờ Tây, kéo dài tình trạng tê liệt về ngoại giao của phong trào độc lập Palestine, gây tranh cãi về tính đại diện của Nhà nước Palestine và loại bỏ vĩnh viễn cơ hội đàm phán Israel - Palestine về giải pháp hai nhà nước cùng chung sống hòa bình", giáo sư sử học Israel Dmitry Shumsky, Đại học Do Thái Jerusalem, phân tích.

Giới quan sát cho rằng nhiều động thái và phát ngôn của giới chức Israel thời gian qua đã cho thấy chính sách chia rẽ Palestine được duy trì xuyên suốt trong thời gian dài.

"Chiến thuật của ông Netanyahu thực chất là ngăn chặn phương án hai nhà nước được thảo luận trở lại trên bàn đàm phán bằng cách biến Hamas thành đối tác thân thiết. Họ không khác gì đồng minh, dù ngoài mặt Hamas là kẻ thù", trung tướng Gershon Hacohen, sĩ quan dự bị của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), trả lời phỏng vấn với Ynet vào tháng 5/2019.

Cựu tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak từng tiết lộ với báo Al-Anba của Kuwait rằng Thủ tướng Netanyahu trong cuộc đối thoại năm 2010 từng thừa nhận ông không quan tâm đến giải pháp hai nhà nước, mà chỉ muốn gây chia rẽ giữa Dải Gaza và Bờ Tây.

Năm 2018, chính trường Israel chấn động khi xuất hiện hình ảnh valy đựng 15 triệu USD tiền mặt từ Qatar được chuyển bằng xe hơi vào Dải Gaza, qua chốt biên phòng của Israel mà không bị kiểm soát.
Số tiền được cho là một phần thỏa hiệp từ ông Netanyahu để Hamas tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn vào năm 2014, trong khi Hamas tuyên bố đây là khoản viện trợ nhân đạo cho 27.000 nhân viên dịch vụ công và 50.000 gia đình khó khăn ở Dải Gaza.

Một thỏa thuận tương tự diễn ra hai năm trước đó, khi Israel không phản đối Qatar chuyển tiền mặt vào Dải Gaza dưới danh nghĩa xây dựng hạ tầng khẩn cấp, dù nước này đang áp lệnh phong tỏa nghiêm ngặt xung quanh vùng lãnh thổ do Hamas quản lý.

Cựu phó thủ tướng Israel Haim Ramon tiết lộ trong tự truyện Neged Haruach (Ngược gió) xuất bản năm 2020 rằng ông Netanyahu tại cuộc họp kín của đảng Likud vào tháng 3/2019 đã kêu gọi các thành viên ủng hộ Qatar viện trợ cho Hamas vì điều này sẽ "đào sâu chia rẽ nội bộ Palestine, phá vỡ đoàn kết Gaza - Bờ Tây".

Nhưng chiến lược "chia để trị" mà Israel theo đuổi trong gần hai thập niên qua cuối cùng đã phản tác dụng trầm trọng.

Hamas ngày 7/10 mở chiến dịch "Cơn bão Al-Aqsa", tập kích Israel bằng hàng nghìn quả rocket và triển khai hàng nghìn tay súng xâm nhập. Vụ tấn công khiến khoảng 1.400 người thiệt mạng ở Israel, trong đó phần lớn là dân thường.

Israel đứng trước tình thế phải đưa quân vào Dải Gaza để hủy diệt Hamas, đối mặt rủi ro rất lớn khi tác chiến trong đô thị. Những đợt tập kích trả đũa thời gian qua của Israel cũng đã phá hủy nặng nề cơ sở hạ tầng ở Dải Gaza, khiến hơn 2.800 người thiệt mạng và đẩy dải đất này vào một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng.

Gilead Sher, cựu chánh văn phòng nội các của thủ tướng Ehud Barak, nhiệm kỳ 1999-2001, nhận định chính sách của ông Netanyahu và các đảng cánh hữu ở Israel đã thay đổi cán cân quyền lực giữa Hamas với Nhà nước Palestine.

"Ông ấy đã có nhận thức an ninh sai lầm, khi ưu tiên thao túng cân bằng quyền lực giữa Gaza và Bờ Tây, thay vì tìm kiếm giải pháp chính trị thực chất. Hệ quả là Nhà nước Palestine gần như mất ảnh hưởng, còn Hamas ngày càng mạnh hơn cho đến lúc họ tự tin giáng đòn vào Israel", Sher đánh giá.
Tác giả Thanh Danh (Theo Times of Israel, Haaretz, Foreign Policy, CNN)

Link : https://vnexpress.net/sai-lam-cua-israel-trong-chien-luoc-chia-de-tri-voi-hamas-4665288.html?fbclid=IwAR2-WgUSS4LbrxFWq4nYwlUIAJQtOhpf58wAUqD4uiQey5iSJYxnPrCJS78

dinhtoan
Admin

Tổng số bài gửi : 516
Join date : 19/11/2009
Age : 76

https://islamvachungta.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết