Islam và chúng ta
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Keywords

2015  2010  2016  tranh  2011  thái  nghĩa  ngày  2014  trắng  

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Top posting users this month
dinhtoan
Quốc hội Hoàng gia Anh chỉ trích cuộc chiến ở Lybie Vote_lcapQuốc hội Hoàng gia Anh chỉ trích cuộc chiến ở Lybie Voting_barQuốc hội Hoàng gia Anh chỉ trích cuộc chiến ở Lybie Vote_rcap 


Quốc hội Hoàng gia Anh chỉ trích cuộc chiến ở Lybie

Go down

Quốc hội Hoàng gia Anh chỉ trích cuộc chiến ở Lybie Empty Quốc hội Hoàng gia Anh chỉ trích cuộc chiến ở Lybie

Bài gửi  dinhtoan Fri Sep 16, 2016 9:15 am

Trải qua 5 năm, sau sự can-thiệp quân-sự của Anh và Pháp đả đưa Libya rơi vào tình trạng hỗn loạn. Các nghị-sĩ Hoàng gia Anh  lên tiếng chỉ trích  David Cameron và Nicolas Sarkozy là nhửng người chịu trách-nhiệm trực tiếp tạo ra sự rối loạn nầy.

Quốc hội Hoàng gia Anh chỉ trích cuộc chiến ở Lybie Cameron-sarkozy_2141824b
Tổng Thống Pháp Nicolas SARKOZY và Thủ Tướng Anh David CAMERON.

Động cơ nào thúc đẩy Pháp và Anh can thiệp quân sự vào Libya ?
Trong năm 2011, lấy lý do "nhân đạo" tránh thảm họa xảy ra ở thành phố Benghazi, vì nếu không may thành phố nầy rơi vào tay  Muammar Gaddafi, nhà lảnh đạo Libya trong 41 năm liền mà phương tây thường lên án là độc tài thì chắc chắn một cuộc thảm sát đẩm máu sẻ xảy ra, nên 2 cường quốc Pháp và Anh đả ra tay "nhân đạo" can thiệp vào nơi đây bằng quân sự.
Nhưng theo kết luận của các nghị sĩ Anh điều tra vụ việc, thì không phải vì  lý do "nhân đạo"  đả thúc đẩy David Cameron và Nicolas Sarkozy ra tay hành động  .
Lần đầu tiên David Cameron là Thủ tướng nước Anh vào thời điểm có sự can thiệp quân sự, phải gánh chịu những lời chỉ trích nặng nề của các nghị sĩ Anh. Các thành viên của ủy ban điều tra cáo buộc ông đã hành động như một kẻ kém hiểu biết ở Lybie. Các báo cáo quốc hội lên án hành động của ông là "một sự hiểu biết rất hạn chế về sự kiện" và các quan chức của ông "đã không thực sự quan tâm để theo dõi những gì đang xảy ra."
Trong bản báo cáo của họ, các đại biểu Quốc hội nghi ngờ lý do  mà Pháp và Anh đả đưa ra để can thiệp vào Libya là nhằm mục đích  tránh một vụ thảm sát có thể xảy ra ở Benghazi, một thành phố ven biển nằm ở phía bắc Lybie, vì kể từ tháng 3/2011 thành phố nầy nằm dưới quyền kiểm soát của quân nổi dậy chống lại chánh quyền Gaddafi.
Quan điểm quần chúng vào thời điểm đó đả ngả hẳn về phe can thiệp "nhân đạo" là Anh và Pháp, khi họ tưởng tượng thảm cảnh một cuộc tàn sát đẩm máu có thể sẻ xảy ra do lực lượng của nhà độc tài thực hiện để trả thù phe đối lập, cộng với sự chấp thuận của Liên Hợp Quốc.
Vì cả hai đả có "giấy phép " của LHQ và sự ủng hộ của dư luận quốc tế ,nên Paris và London đả quyết định "thừa thắng xông lên"  can thiệp bằng không quân vào Lybie. Nhưng theo tác giả của bản báo cáo đả cho thấy sự suy nghỉ sai lệch các nhà lãnh đạo Pháp và Anh về Gaddafi như sau : "....ví dụ trong quá khứ có thể cho thấy cách hành xử ôn hòa của Gaddafi . (...) Năm 1980, Gaddafi đã dành sáu tháng để bình định mối quan hệ giữa các bộ lạc của Cyrénaïque. Đó là một hành động rất ấn tượng để trả lời câu hỏi là có cần phải thận trọng lo sợ hay không cho phe nổi dậy.....Sự lo sợ của một vụ thảm sát đã được tô màu phóng đại quá to".
Điều đáng suy nghỉ hơn là theo báo cáo trong một cuộc trò chuyện của một gián điệp Mỹ đả biết  hắn đã từng nói chuyện với một trong các đối tác Pháp về việc tham gia của họ ở Lybie. Nhưng theo cái nhìn của  người dân Anh thì nước Pháp can thiệp không phải để cứu Benghazi, mà để thực hiện năm lý do sau đây:
-1)  Chiếm lỉnh một phần sản lượng dầu của Lybie.
-2) Để gia tăng ảnh hưởng của Pháp ở Bắc Phi.
-3) Cải thiện hình ảnh của TT Nicolas Sarkozy đối với quần chúng ở Pháp.
-4) Thay thế vị trí  quân đội Pháp trên bàn cờ chiến lược toàn cầu.
-5) Giành lại quyền lực thống trị ở châu Phi nói tiếng Pháp, vốn đả bị TT Gaddafi đẩy lùi sau nhiều thập niên .
Sau 5 năm  Libya  vẩn đang trên bờ vực thẳm, từ một xứ sở hòa bình, thịnh vượng đang mở rộng vòng tay giúp đở các người láng giềng trung Phi nghèo khó;  bổng chốc trở thành một nước nghèo đói, chết chóc và bệnh tật phải ngửa tay  van xin sự viện trợ, cứu giúp của mọi người.
Theo báo cáo của Human Rights Watch, các đại biểu Quốc hội đả lưu ý rằng hiện nay hơn hai triệu người cần viện trợ nhân đạo, hơn 400.000 người Libya đã bỏ xứ ra đi .
Trong sự xáo trộn đó  các thế lực quân sự vẩn tiếp tục  lạm dụng đàn áp người dân .
Tác giả Paul Aveline
GOOGLE lược dịch
15/09/2016

dinhtoan
Admin

Tổng số bài gửi : 516
Join date : 19/11/2009
Age : 76

https://islamvachungta.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết