Islam và chúng ta
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Keywords

trắng  2015  2016  2010  ngày  tranh  thái  nghĩa  2011  2014  

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Top posting users this month
dinhtoan
LUẬT HÔN NHÂN HỒI GIÁO CÓ CHO PHÉP ANH EM CHÚ BÁC CƯỚI NHAU KHÔNG ? Vote_lcapLUẬT HÔN NHÂN HỒI GIÁO CÓ CHO PHÉP ANH EM CHÚ BÁC CƯỚI NHAU KHÔNG ? Voting_barLUẬT HÔN NHÂN HỒI GIÁO CÓ CHO PHÉP ANH EM CHÚ BÁC CƯỚI NHAU KHÔNG ? Vote_rcap 


LUẬT HÔN NHÂN HỒI GIÁO CÓ CHO PHÉP ANH EM CHÚ BÁC CƯỚI NHAU KHÔNG ?

Go down

LUẬT HÔN NHÂN HỒI GIÁO CÓ CHO PHÉP ANH EM CHÚ BÁC CƯỚI NHAU KHÔNG ? Empty LUẬT HÔN NHÂN HỒI GIÁO CÓ CHO PHÉP ANH EM CHÚ BÁC CƯỚI NHAU KHÔNG ?

Bài gửi  dinhtoan Tue Jan 31, 2023 3:52 pm

https://cafef.vn/dam-cuoi-toan-vang-rong-keo-dai-9-ngay-cua-cong-chua-brunei-the-hien-dang-cap-xa-hoa-cua-hoang-gia-giau-bac-nhat-the-gioi-20230120073729566.chn

LUẬT HÔN NHÂN HỒI GIÁO CÓ CHO PHÉP ANH EM CHÚ BÁC CƯỚI NHAU KHÔNG ? Photo-10

Theo bản tin đăng ngày 20/01/23 trên CAFE.F.  Hôn lễ của Hoàng tử Bahar ibni Jefri Bolkiah và  Công chúa Azemah Ni'matul Bolkiah đã được cử hành vào ngày 8/1/2023 . Được biết Hoàng tử cũng là một thành viên của hoàng gia khi cha anh là em trai ruột của đương kim Quốc vương Brunei. Như vậy giửa nhà trai và nhà gái có quan hệ cận huyết vì là chú-bác với nhau. Chú rể sẽ gọi cha vợ là bác và cô dâu gọi cha chồng là chú . Trước khi tìm hiểu tính hợp lệ hay không của một đám cưới có quan hệ cận huyết  như đã kể trên theo giáo luật Islam, chúng ta cần đọc lại câu kinh Coran mà Allah đã phán như sau :
"Hỡi nhà tiên tri ! TA (Allah)  đã cho ngươi (Mohammed) quyền được cưới những người phụ nữ mà ngươi (Mohammed) đã trao của hồi môn cho họ và ngươi (Mohammed) cũng có quyền hợp pháp cưới những người phụ nữ trong số những người nữ tù binh Allah đã cho ngươi (Mohammed); cũng như con gái của bác, chú ; con gái của cô ; con gái của cậu, con gái của dì và những người phụ nữ đã di cư cùng ngươi (Mohammed),  cũng như bất kỳ phụ nữ có đức tin nào muốn  trao thân cho ngươi (Mohammed), với điều kiện Nhà tiên tri đồng ý kết hôn với họ . Đây là một đặc ân cho ngươi (Mohammed), chứ không cho các tín đồ khác. Chắc chắn TA biết những gì TA đã làm có liên quan đến vợ của tín đồ cũng như những nô lệ của họ, vì vậy không có điều gì để đổ lổi cho ngươi (Mohammed). Allah Hằng Tha thứ và Rất mực Khoan dung. 33:50

Theo các nhà nghiên cứu thì câu kinh trên được phán xuống khi Sứ Giả Mohammed di trú từ Mecca về Madina cùng với một số ít người đồng  hành,để tránh sự hảm hại của nhửng kẻ chống đối . Tại đây cuộc sống của Sứ Giả Mohammed trở nên khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày khi không có bàn tay phụ nữ đảm đương, vì thế Allah phán xuống câu kinh này chỉ cho phép Sứ Giả Mohammed được quyền cưới nhửng người phụ nử có quan hệ cận huyết như con gái của bác, chú ; con gái của cô ; con gái của cậu và con gái của dì và Đây là một đặc ân cho ngươi (Mohammed) , chứ không cho các tín đồ khác.
Như vậy nội dung câu kinh 33:50 đã khẳng định ngoài Sứ Giả Mohammed ra thì không một ai có quyền hưởng đặc ân này và một điều không kém phần quan trọng là giá trị đặc ân này chỉ dành riêng cho Sứ Giả Mohammed được áp dụng trong thời gian di trú đến Madina. Sau khi trở về Mecca thì đặc ân này chấm dứt.
Hơn nữa trong kinh Coran cũng cấm  gả cưới những đứa trẻ : " có cùng nhũ mẫu..." 4:23. Như vậy khi hai đứa trẻ không có quan hệ huyết thống nhưng cùng lớn lên bằng một dòng sữa của nhũ mẫu (vú nuôi) thì chúng đã bị cấm cưới gả cho nhau, thì làm thế nào những người có quan hệ huyết thống lại có quyền cưới gả lẩn nhau !?
Và Sứ Giả Mohammed cũng không lo ngại sự so bì của các tín đồ về đặc ân này , vì Allah đã phán : "Chắc chắn TA biết những gì TA đã làm có liên quan đến vợ của tín đồ cũng như những nô lệ của họ, vì vậy không có điều gì để đổ lổi cho ngươi (Mohammed )".
Tóm lại trong chúng ta ngày nay thì ai  là người đã được Allah giao trọng trách mang Islam đến với loài người ? Ai có phẩm chất như Sứ Giả Mohammed ? Và ai là người đả di trú cùng Sứ Giả Mohammed để có quyền thừa hưởng đặc ân đó và nếu không có ai được như thế thì trong chúng ta chắc chắn sẽ không có ai có quyền cưới hỏi những người phụ nữ mà Allah đã nghiêm cấm .Như thế đám cưới của con gái vua Brurei là phạm giáo luật Islam.

Đình Toàn

dinhtoan
Admin

Tổng số bài gửi : 521
Join date : 19/11/2009
Age : 76

https://islamvachungta.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

LUẬT HÔN NHÂN HỒI GIÁO CÓ CHO PHÉP ANH EM CHÚ BÁC CƯỚI NHAU KHÔNG ? Empty LUẬT HÔN NHÂN CỦA DO THÁI GIÁO VÀ KY TÔ GIÁO

Bài gửi  dinhtoan Tue May 07, 2024 7:20 pm


dinhtoan
Admin

Tổng số bài gửi : 521
Join date : 19/11/2009
Age : 76

https://islamvachungta.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

LUẬT HÔN NHÂN HỒI GIÁO CÓ CHO PHÉP ANH EM CHÚ BÁC CƯỚI NHAU KHÔNG ? Empty HÔN NHÂN NỘI TỘC ĐỜI NHÀ TRẦN

Bài gửi  dinhtoan Tue May 07, 2024 7:25 pm


Tin tức Nghiên cứu, ứng dụng KH&CNThứ tư, 26/04/2006 14:16 (GMT+7)
Hôn nhân nội tộc trong hoàng gia triều Trần
Tuy nhiên, sử sách nước ta có nêu lên một trường hợp xem như ngoại lệ. Theo sách “ Đại Việt sử ký toàn thư”của Ngô Sĩ Liên (Tập 2 NXB KHXN, H. 1985) và “ Việt Nam sử lược” của Trần Trọng Kim (NXB Đà Nẵng, 2003) có thể nêu lên mấy dẫn chứng sau đây:

1. Hôn nhân con bác - con chú. Chị gái con bác lấy em trai con chú.

- Anh Sinh Vương Liễu và Thái Tông Cảnh là hai anh em trai. Con gái Anh Sinh Vương Liễu là Thiên Cảm Hoàng hậu lấy con trai Thái Tông Cảnh là Thánh Tông Hoàng.

- Nhân Tông Khâm là con Thánh Tông Hoàng. Khâm Từ Hoàng hậu là con gái Tĩnh Quốc Vương Quốc Khang. Quốc Khang và Thánh Tông là hai anh em trai.

2. Hôn nhân con bác - con chú. Anh trai con bác lấy em gái con chú.

Minh Tông Mạnh là con Anh Tông Thuyên, Lệ Thánh Hoàng hậu là con gái Huệ Vũ Vương Quốc Chân. Anh Tông và Quốc Chân là anh em trai.

3. Hôn nhân con bác lại - con chú lại. Anh trai con bác lại, em gái con chú lại lấy nhau.

Hưng Vương Hiến là cháu của Anh Sinh Vương Liễu, Thiên Thụy Công chúa là cháu của Thái Tông Cảnh. Anh Sinh Vương Liễu và Thái Tông Cảnh là hai anh em trai.

4. Hôn nhân con chú - con bác họ. Em trai con chú lấy chị gái con bác họ.

Anh Tông Thuyên lấy Thuận Thánh Hoàng hậu. Anh Tông Thuyên là con của Nhân Tông Khâm, Thuận Thánh Hoàng hậu là con của Hưng Nhượng Vương Tảng.

5. Hai chị em họ lấy nhau

Trần Thủ Độ lấy Thiên Cực Công chúa.

6. Cháu gái lấy chú họ

Anh Tông Thuyên, con trưởng Nhân Tông gả công chúa Thiên Trân cho Uy Túc Công Văn Bích. Văn Bích là con của Đạo Tái, cháu Trần Quang Khải.

7. Lại còn trưởng hợp: Cháu trai lấy cô(cháu trai lấy em gái bố).

Từ những dẫn chứng nêu trên có thể nêu lên mấy nhận xét sau:

- Chúng ta biết rằng dân tộc Việt đời nhà Trần theo chế độ phụ quyền, tính huyết thống theo bố, không có trường hợp nào diễn ra theo dòng mẹ, nghĩa là chỉ có hôn nhân con bác - con chú (hoặc con chú con bác), không có trường hợp nào diễn ra giữa con cô - con cậu, hay giữa đôi con gì (con dì - con già). Cố nhiên, cũng không có trường hợp nội hôn nào giữa bố và con gái, hay giữa anh, chị em - em ruột.

- Hôn nhân nội tộc trong hoàng gia đời Trần thông thường chỉ diễn ra giữa những người cùng một thế hệ, bao gồm cả hôn nhân con bác lại với con chú lại (hay con chú lại với con bác lại), nghĩa là giữa những người cùng chung một bàng hệ. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp hôn nhân giữa những người thuộc hai thế hệ khác nhau như giữa cháu trai với cô, hoặc cháu gái với chú họ.

- Nói chung, theo Việt Nam sử lược, hôn nhân nội tộc đời Trần diễn ra ở ba phạm vi: cô - cháu, anh - em, trong họ.

Các nhà sử học Việt Nam , sử gia phong kiến và sử gia tân học đã đánh giá tập tục này như thế nào? Xin nêu lên hai dẫn chứng tiêu biểu.

1 Bộ Đại Việt sử ký toàn thư, một di sản vô cùng quý giá của văn hoá dân tộc, một công trình tập đại thành nhiều bộ sử do nhiều nhà sử học của các đời biên soạn, đã nhận xét như sau:

- Họ Trần… chốn buồng the cũng có nhiều điều hổ thẹn (tr.5).

Phan Phú Tiên nói: Thái Tông… cướp vợ của anh, tội ác đã rõ ràng (tr. 14).

- Sử thần Ngỗ Sĩ Liên nói: Hôn nhân không lấy người khác họ, mà lấy người cùng họ, thì chỉ có nhà Trần làm thế. Trong việc trái lễ, lại trái lễ nữa (tr. 22). Việc hôn nhân rất là bất chính.

Trần Trọng Kim, trong “ Việt Nam sử lược” nhận xét:

- Nhà Trần làm vua nước Nam ta, kể từ Trần Thái Tông đến Trần Thiếu Đế, với 12 ông vua, được 175 năm… thật là có công với nước Nam. Nhưng chỉ có điều luân thường trong nhà thì bậy: cô-cháu, anh-em, trong họ cứ lấy lẫn nhau, thật là trái với thế tục (tr. 175).

- Hưng Đạo Đại Vương là một danh tướng đệ nhất nước Nam , đáng giặc Nguyên, có công to với nước, được phong làm Thái sư, Thượng phụ, Thượng Quốc công, Bình bắc Đại Nguyên suý, Hưng Đạo Đại vương… Khi ngài mất, tự vua cho chí bách tính, ai cũng thương tiếc. Nhân dân nhiều nơi lập đền thờ phụng để ghi nhớ cái công đức của ngài (tr. 154-156).

Dưới ánh sáng của những thành tựu khoa học hiện đại, và dựa vào thực tiễn cuộc sống của dân tộc, ngày nay có thể đánh giá hiện tượng hôn nhân nội tộc nói trên như thế nào?

1. Hiện tượng hôn nhân nội tộcđang bàn không diễn ra ở tất cả họ Trần trên đất nước ta, mà chỉ diễn ra trong nội bộ Hoàng tộc nhà Trần mà thôi.

2. Hình thái chủ yếu của hôn nhân nội tộc này là hôn nhân con bác - con chú hay con chú - con bác.

3. Việt Nam sử lượcnhận xét rằng trong 3 loại hôn nhân nội tộc đời Trần có hôn nhân giữa anh - em. Không thấy có tài liệu nào nói đên hôn nhân giữa anh, chị - em ruột. Do đó cần xác định, đây là hôn nhân anh - em, trừ anh, chị - em ruột.

4. Ngô Sĩ Liên cho rằng “Hôn nhân không lấy người khác họ mà lấy người cùng họ, thì chỉ có nhà Trần làm thế”.

Nhận xét này là đúng, khi liên hệ với mọi hoàng tộc thuộc các triều đại phong kiến Việt Nam trong lịch sử. Nhưng nếu xét rộng ra thì không phải là đúng. Dân tộc học đã chứng minh rằng trong lịch sử hôn nhân của các dân tộc nước ta và trên thế giới, hình thái hôn nhân con chú – con bác hay con bác – con chú, tuy không phổ biến, nhưng cũng không phải là cá biệt. Từ rất lâu đời đến tận ngày nay, trong các tầng lớp nhân dân vẫn có những dòng họ mà gia đình có tập tục hôn nhân này. Ngoài ra, lại còn các hình thái hôn nhân khác như con cô - con cậu, con dì - con già, hôn nhân anh - em chồng, hôn nhân chị - em vợ, hoặc có dân tộc trong tục nối nòi (chuê nuê), có hôn nhân cậu chết cháu thay, bà chết, cháu thay v.v…

5. Các hình thái hôn nhân nội tộc nói trên không phổ biến, xem như là ngoại lệ. Tuy nhiên, trong đánh giá cần có sự phân biệt. Cùng tiến hành các hình thái hôn nhân nội tộc đó, nhưng có trường hợp gọi là loạn luân, có trường hợp thì không. Loạn luân khi bị xã hội cấm đoán. Không phải là loạn luân khi được xã hội cho phép.

Đối với hôn nhân nội tộc trong hoàng gia đời Trần, thì đó không phải là loạn luân, mà là sự quy định của dòng họ, được pháp luật công nhận và không bị xã hội lên án. Hơn thế nữa, đó là sự bắt buộc của tập tục, của dòng họ, không làm như thế thì sẽ bị dòng họ lên án. Sở dĩ có tập tục này là do nhà Trần thấy “gương tầy liếp” về việc nhà Lý mất ngôi về nhà Trần. Lý Chiêu Hoàng vì lấy chồng họ Trần (Trần Cảnh), nên khi vợ nhường ngôi cho chồng, thì dòng họ mất luôn ngôi báu của mình.

Tuy nhiên, làm như vậy, nhưng cuối cùng nhà Trần cũng vẫn bị mất ngôi báu, nghĩa là không khắc phục được hậu hoạ. Hơn thế nữa, còn chịu hậu quả do hôn nhân nội tộc. Trong Đại Việt sử ký toàn thư, có ghi lời bàn của Phạm Phú Tiên như sau: “Có người bảo Thái Tông không giết anh, thế là nhân. Nhưng tôi thì cho rằng cướp vợ anh, tội ác đã rõ ràng. Xét ra sau này, Trần Dụ Tông dâm loạn, làm càn, chưa hẳn không do Thái Tông đầu têu vậy”.

6. Các dân tộc trên thế giới trong khi lên án nghiêm khắc các hành động loạn luân, một số xã hội cho phép và bắt buộc nội hôn giữa các thành viên một số giai cấp xã hội, một số hiệp hội và hội, đoàn. Thông thường là nội hôn giữa các thành viên trong hoàng tộc hay quý tộc. Trường hợp được biết nhiều hơn cả là hôn nhân giữa anh, chị - em ở dòng họ Ptôlêmê trong xã hội Ai Cập cổ đại (châu Phi), trong đẳng cấp quý tộc của xã hội Hawaii (châu Đại Dương), trong gia đình hoàng tộc Inca (Nam Mỹ), trong xã hội quý tộc Azanđê (châu Phi), có tình trạng hôn nhân giữa bố và con gái. Đó là một số rất ít các trường hợp được sách sử ghi chép. Có thể nghĩ rằng, trên thực tế, số trường hợp loạn luân trong nhân dân còn nhiều hơn. Tất cả các trường hợp nói trên, trong khoa học gọi là loạn luân triều đại (tiếng Anh: Dynastic incest, tiếng Pháp Inceste dynastique).

7. Dù dưới hình thức nào, đây cũng là hành động trái với không những thông lệ chung, mà còn trái với xu hướng, thậm chí quy luật về hôn nhân của loài người. Xu hướng chung đó là ngày càng thu hẹp phạm vi tính giao giữa nam giới và nữ giới cùng chung huyết tộc. Lúc đầu đây là một khuynh hướng mơ hồ của con người tránh quan hệ tính giao đồng huyết: về sau là do kinh nghiệm bản thân loài người. Về sau nữa, với sự phát triển của khoa học, thì do kết quả thực nghiệm (với loài vượn, khỉ).

Ngày nay, khoa học đã chứng minh được rằng những cặp vợ chồng có quan hệ gần gũi về huyết thống thì sinh con bị dị dạng, trí tuệ không phát triển bình thường, thể chất yếu đuối, nghĩa là không đảm bảo được sự lành mạnh của giống nòi. Lịch sử hôn nhân và gia đình của loài người bắt đầu bằng hình thái hôn nhân ngoại tộc, nghĩa là trong nội bộ một nhóm người, cấm chỉ mọi quan hệ tính giao.

Hôn nhân là sự trao đổi nam - nữ thuộc hai nhóm người. Từ đó mà có thuật ngữ ngoại tộc hôn (exogamy). Lúc đầu là ngoại hôn thị tộc, bào tộc (trong xã hội nguyên thuỷ). Về sau trong xã hội có giai cấp là ngoại hôn dòng họ. Người trong một họ không được lấy nhau. Ở nước ta, họ Bùi ở dân tộc Mường, sở dĩ có trường hợp hai vợ chồng cùng họ Bùi là do không cùng chung huyết tộc.

Để bảo vệ sự lành mạnh của giống nòi, luật Hôn nhân và gia đình nước ta (năm 2000) quy định: “Cấm kết hôn giữa người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người cùng họ trong phạm vi ba đời”. Nghị quyết số 32 ngày 27/3/2003, Chính phủ đã nghiêm cấm những người khác giới có cùng dòng máu trực hệ hoặc có liên quan đến dòng họ trong phạm vi ba đời được kết hôn với nhau. Mặt khác, vận động xóa bỏ tập quán cấm kết hôn giữa những người có chung họ trong phạm vi bốn đời trở lên.

Nguồn: Dân tộc và Thời đại, số 86, 1/2006, tr 6-8

dinhtoan
Admin

Tổng số bài gửi : 521
Join date : 19/11/2009
Age : 76

https://islamvachungta.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

LUẬT HÔN NHÂN HỒI GIÁO CÓ CHO PHÉP ANH EM CHÚ BÁC CƯỚI NHAU KHÔNG ? Empty Re: LUẬT HÔN NHÂN HỒI GIÁO CÓ CHO PHÉP ANH EM CHÚ BÁC CƯỚI NHAU KHÔNG ?

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết