Islam và chúng ta
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Keywords

thái  nghĩa  ngày  2015  2014  2010  tranh  2011  2016  trắng  

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Top posting users this month
dinhtoan
Nhìn lại khủng hoảng nhân quyền Rohinya ở Myanmar Vote_lcapNhìn lại khủng hoảng nhân quyền Rohinya ở Myanmar Voting_barNhìn lại khủng hoảng nhân quyền Rohinya ở Myanmar Vote_rcap 


Nhìn lại khủng hoảng nhân quyền Rohinya ở Myanmar

Go down

Nhìn lại khủng hoảng nhân quyền Rohinya ở Myanmar Empty Nhìn lại khủng hoảng nhân quyền Rohinya ở Myanmar

Bài gửi  dinhtoan Wed Jul 17, 2019 10:26 am

Người Rohingya là nhóm người thiểu số Hồi giáo không có tổ quốc sống ở bang Rakhine- Myanmar, nơi đa số dân là người Phật giáo. Người Rohinya khi đi kèm với Hồi giáo thì là giống người không được công nhận ở Myanmar. Dễ hiểu thôi khi chính quyền là của đa số người Phật giáo nên Myanmar sẽ chẳng bao giờ công nhận Hồi giáo Rohinya, bằng cách ngăn cản hội họp, chỉ đạo công quyền làm khó khăn mọi thủ tục, giấy tờ.
Đến đây nhiều người nghĩ rằng chính quyền Myanmar ác, công an, cảnh sát, bộ đội Myanmar cũng ác? Có phần đúng và có phần không. Cũng cùng những con người ấy có khi hiền lành đến bất ngờ. Các ký giả quốc tế khi đến Myanmar cho biết, đi taxi ở Myanmar xuống xe, chưa vội trả tiền, đi vào di tích thắng cảnh chơi từ sáng đến trưa, ra ngoài thấy tài xế vẫn đợi khách trả tiền, không lo khách chạy mất. Hiền lành dễ thương như vậy lúc bình thường, khi xảy ra vụ sắc tộc thì cũng những gia đình này cho con em đi đàn áp người Rohinya.

Đây là một nghịch lý, một sự khó hiểu về tình người. Phía đa số là các Phật tử địa phương đã đặt trạm kiểm soát đối với người sắc tộc thiểu số không tấc sắt. Đã vậy, lại còn lên truyền hình để bêu xấu đồng bào chiếm chưa đến một phần trăm dân số. Họ theo một thứ tôn giáo không giống chúng ta, nên chúng ta hãy huy động toàn hệ thống báo chí quốc doanh lẫn tư nhân tô thêm lên vẻ kỳ dị tôn giáo họ để chính nghĩa hóa cuộc bắt bớ. Làm vậy để làm gì?
Nói về căn nguyên khủng hoảng ngày nay ở Myanmar, người ta chỉ có thể tìm lối thoát bằng cách vượt qua những tuyệt đối nhân tạo hữu vi, và bằng cách tiến lên tuyệt đối đích thực. Nếu không, người với người sẽ còn tiếp tục coi nhau như là tội phạm, lại đặt ra bao nhiêu điều luật, bao nhiêu quy chế cục bộ để chèn ép nhau.
“Bất tri thường, bất vọng hung”, con người sẽ sa đọa ra nhiều, cho nên ta có thể nói: không có sự mê tín (indolatrie) nào tai hại hơn việc thờ chữ (littera occidit), không có mối dị đoan nào nguy hiểm bằng dị đoan câu nệ vào công thức…Tất cả những gì gán cho tuyệt đối thể như ý nghĩ sâu xa, lãnh tụ vĩ đại, tôn giáo…mặc lòng, hễ quy cho tuyệt đối thể là ta đã hạn chế tuyệt đối, đã tôn cái tương đối lên làm tuyệt đối rồi, công hiệu sẽ dẫn đến việc loại trừ bao thực nghiệm của người khác, sắc dân khác đang sống trong thời đại và cảnh vực khác ta. Câu chuyện cách ứng xử của người Phật giáo dùng công an, quân đội đối với người Hồi giáo là một ví dụ.
Nhìn lại khủng hoảng nhân quyền Rohinya ở Myanmar Rohing10
Do đó, bằng cách từ bỏ độc hữu, giới hạn, cho mình là người duy nhất nắm được chân lý đồng thời tỏ ra khoan dung đại độ, coi trọng kinh nghiệm của người khác cũng có giá trị đối với trình độ riêng của họ. “Đồng qui nhi thù đồ”, trở về chân tâm thì đồng một, nhưng đường về có nhiều ngã, ta nên kính trọng tự do mỗi người, đó là đức tính đầu tiên của con người đi đúng đường về tuyệt đối thực ( tri thường dung).
Tất nhiên, dân đa số ở Myanmar cũng có lý do để không công nhận người Hồi giáo: chúng tôi sợ họ đông lên rồi lúc bầu cử, họ đông người sẽ bỏ phiếu bầu cho tổng thống theo đạo Hồi. Phần đa dân đó đã nắm quyền từ bao đời, nắm trong tay hết bao nhiêu tòa án, bao nhiêu chức tỉnh trưởng và kinh tế…chẳng lẽ sợ một nhóm dân nhỏ xâm lược tư tưởng đã định hình hàng thiên niên kỷ? Vì nỗi sợ vu vơ ấy nên người Myanmar càng đặt nhiều công an, mật vụ. Càng nhiều công an, mật vụ, càng chứng tỏ yếu kém về triết lý, càng gây ra nhiều cuộc khủng hoảng nhân quyền, càng xây thêm nhiều đồn, bốt để khống chế nhau, tóm lại là chỉ càng làm cho xa cách thêm tình người.

Theo Việt Nam Thời Báo

https://www.datviet.com/nhin-lai-khung-hoang-nhan-quyen-rohinya-o-myanmar/

dinhtoan
Admin

Tổng số bài gửi : 521
Join date : 19/11/2009
Age : 76

https://islamvachungta.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết