Islam và chúng ta
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Keywords

tranh  2016  2010  trắng  ngày  2014  thái  2011  nghĩa  2015  

Latest topics
March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Top posting users this month
dinhtoan
Islam ở Tây Tạng. Vote_lcapIslam ở Tây Tạng. Voting_barIslam ở Tây Tạng. Vote_rcap 


Islam ở Tây Tạng.

Go down

Islam ở Tây Tạng. Empty Islam ở Tây Tạng.

Bài gửi  dinhtoan Wed May 04, 2011 11:31 pm

GIỚI THIỆU THẾ GIỚI ISLAM

Hiện nay vẩn chưa có tài liệu ghi lại rõ ràng nguyên nhân sự hiện diện của cộng đồng nhỏ bé muslim trên phần đất Tây Tạng. Không ai biết họ đến từ khi nào và bằng phương tiện gì ?
Những thông tin liên quan đến sinh hoạt của người muslim gốc Tây Tạng củng khá hiếm hoi . Nhưng ngược lại sự hiện hữu của đất nước nầy thì được các nhà viết sử Á Rập biết đến qua các tác phẩm của các ông Yaqut Hamawi, Ibn Khaldun, và Tabari.
Trong quyển "Muajumal Buldan", ông Yaqut Hamawihas đã dùng đến ba danh từ khác nhau để gọi đất nước Tây Tạng như : Tabbat, Tibet và Tubbet.

Dưới triều đại của Đại Đế Ba Tư, Umar Bin Abdul Aziz (717-720), người đã gởi Sứ thần đến Trung quốc và Tây Tạng để xin phép cho nhửng nhà truyền giáo Islam


sang hoạt động. Sau khi được chấp thuận, Vua Umar đã gởi ông Bin Abdullah Salah Hanafi, tiếp theo là những nhà truyền giáo người Á rập ở Bagdad .
Ngoài ra do địa hình thuận lợi, nên người muslim ở Cachemir và Ladakh (Pakistan) cũng di trú đến những vùng lân cận với Tây Tạng lập nghiệp vào khoảng thế kỷ 12.
Do những giao tiếp trong xã hội, nhất là về mặt thương mải, nên đã xuất hiện những cuộc hôn nhân hỗn họp giửa người di trú và phụ nữ địa phương. Đây là nguyên nhân làm tăng dần sự phát triển của cộng đồng muslim ở vòng đai Lhassa, thủ phủ của Phật giáo Tây Tạng.
Trong quyển " Islam dẩn nhập",Thomas Arnold đã nói về Islam qua tác phẩm của ông như sau : "Chính những người thương buôn muslim đã mang đến Tây Tạng một loại len hiếm quí (cachemir). Họ dựng lên những cửa hàng buôn bán trong tất cả tỉnh, thành chính yếu của Tây Tạng. Họ kết hôn với phụ nữ địa phương và thường thì các người phụ nữ nầy, sau khi kết hôn đều cải giáo sang Islam , đạo của chồng". Những người muslim Tây Tạng có nguồn gốc dân di trú đến từ bốn nơi chính như : Trung quốc, Cachemire, Ladakh và Népal. Các hệ tư tưởng Islam Ba Tư và Turkestan cũng ảnh hưởng đến vùng đất xa xôi mà 90% là tín đồ Phật giáo. Người muslim nơi đây thường được gọi là Khache, danh từ nầy phát xuất từ khi những khu vực, làng xả của người muslim được thành lập, nhưng riêng người muslim gốc Cachemir thì được gọi là người Khache Yul.
Theo truyền thống, người muslim thường xây cất mosqué để làm nơi hành đạo, lớn hay nhỏ tuỳ theo khả năng hoặc chính sách của chính quyền điạ phương nơi họ đến. Vì thế khi đến vùng đất nầy họ đã xây cất khá nhiều nơi thờ phượng, hành lể; hiện nay có 4 mosqué tại Lhassa, 2 tại Shigate và 1 tại Tséchang. Với sự họp tác của người muslim Tây Tạng ở Ấn độ, trong những năm cuối của thế kỷ 20, một mosqué ở Lhassa đả được trùng tu, bổ túc thêm phương tiện cần thiết để dùng vào việc giáo dục và truyền đạt những tài liệu giáo huấn Islam. Người muslim thường sống tập trung xung quanh mosqué mà họ đã xây cất để dể dàng hành đạo củng như bảo quản hay sửa chửa khi cần thiết. Họ sống bình dị và ôn hòa với những tín đồ Phật giáo. Hằng năm, họ chỉ phải bỏ nón cuối đầu chào các tu sỉ Phật giáo khi gặp các vị nầy ở bất cứ nơi nào và áp dụng qui tắc dùng thịt trong một tháng thánh của đạo Phật, ngoài ra họ hoàn toàn tự do hoạt động tôn giáo, kể cả áp dụng luật Saria trong cộng đồng.


Ở ngoại vi Lhassa có hai nghỉa trang dành riêng cho người muslim, một ở Gyanda Linka và một ở Kygasha cả 2 cách Lhassa khoảng 15 km. Một vùng đất ở Gyanda Linka, nay đả được cải biến thành vườn trồng cây xanh và trở thành nơi tổ chức những sinh hoạt chính yếu của cộng đồng, ngoài ra nơi đây còn có những ngôi mộ rất đơn sơ, bình dị của những nhà truyền giáo muslim đến từ nước ngoài. Người muslim gốc Trung Hoa thường mai táng tại nghỉa trang ở Kygasha.
Khi cộng đồng càng ngày càng phát triển thì nhu cầu truyền dạy giáo lý, giáo luật, Thiên Kinh Qur'an càng trở nên bức thiết, nên có nhiều trường học, chủng viện đã được thành lập. Tiếng Urdu được dùng làm ngôn ngữ chính trong chương trình giáo huấn. Hiện nay có 2 chủng viện (madrassa) một ở Lhassa và một ở Shigate.Sau khi chấm dứt chương trình ở chủng viện, các học viên thường được chuyển đến các học viện cao đẳng Islam như Darul-Uloom ở Deoband, Nadwatul-Uléma ở Lucknow hoặc Jamia Millia Islamia ở New Delhi. Năm 1875, trong số sinh viên của Darul-Uloom, học viện đã ghi nhận có một người muslim gốc Miến Điện và một người gốc Tây Tạng. Năm 1945, học viện Jamia Millia Islamia nhận một nhóm học viên đầu tiên người Tây Tạng. Vào thời kỳ đó, ở Tây Tạng vấn đề chuyên chở rất khó khăn nên các học viên thường di chuyển theo các đoàn thương buôn đến Ấn Độ bằng đường bộ, ngựa hay lạc đà nhưng với đức tin mảnh liệt, bền vững nên hầu hết đều thành đạt trên đường học vấn, trong nhóm họ có rất nhiều người am hiểu thông thạo tiếng Á rập, Urdu hay Ba Tư. Nổi tiếng nhất có thể là ông Faidullah, người đã chuyển dịch sang tiếng Tây Tạng nhửng tập thơ Gulestan và Buestan của nhà thơ Ba Tư Cheik Sadi. Hầu như mọi người Tây Tạng đều biết đến quyển "Lời khuyên của một người muslim " mà ông là tác giả, ngày nay "lời khuyên" đó vẩn còn ảnh hưởng trong đời sống của họ.

Về âm nhạc người muslim Tây Tạng đả đóng góp khá nhiều công sức khi chuyển dịch dòng nhạc Nangma bằng tiếng Urdu sang tiếng Tây Tạng, nó được phổ biến rộng rải trong quần chúng và hiện nay đã trở thành dòng nhạc dân gian của đất nước nầy.
Năm 1975, Vương quốc Á rập đả tài trợ xây đựng một làng muslim mới gồm 144 căn nhà và mosqué cùng với một trường tiểu học được thiết kế nhửng phương tiện hiện đại để thực hiện chương trình giáo dục truyền thống Tây Tạng cho trẻ em muslim.
Hiện nay người ta vẩn chưa biết được con số chính xác của cộng đồng muslim ở nơi đây, chỉ có con số ước đoán có khoảng hơn 3000 muslim gốc Tây Tạng cộng thêm hơn 20.000 người muslim gốc Trung Hoa .

Tri Đăng sưu tầm.20/05/2008


Islam ở Tây Tạng. 250px-A_new_Muslim_Mosque_in_Lhasa Islam ở Tây Tạng. KashgarMosquee432

dinhtoan
Admin

Tổng số bài gửi : 513
Join date : 19/11/2009
Age : 76

https://islamvachungta.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết