Islam và chúng ta
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Keywords

nghĩa  tranh  thái  2014  ngày  2010  2011  trắng  2016  2015  

Latest topics
March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Top posting users this month
dinhtoan
Médina, một lần ghé thăm…! Vote_lcapMédina, một lần ghé thăm…! Voting_barMédina, một lần ghé thăm…! Vote_rcap 


Médina, một lần ghé thăm…!

Go down

Médina, một lần ghé thăm…! Empty Médina, một lần ghé thăm…!

Bài gửi  dinhtoan Fri Aug 08, 2014 4:10 pm

Chúng tôi đến phi trường Madina vào khoảng 21h30, bên ngoài trời đã tối hẳn, xa xa ánh sáng đèn thành phố phản chiếu lên bầu trời đen xẩm làm cho mọi người có thể ước đoán được khoảng cách từ đấy đến phi trường không xa lắm theo đường chim bay. Sau những thủ tục cần thiết, kiểm lại hành lý và xắp xếp lên xe car, chúng tôi  lên xe về khách sạn thì trời đã khuya vì xe chạy không nhanh lắm, cái đồng hồ reo của anh Rahman mang theo đã được anh ấy  đặt ngay ngắn trên cái table de nuit đả chỉ 0h15, tôi ngả người ngay lên giường và thiếp đi vì quá mỏi mệt sau một chuyến đi kéo dài hằng nghìn cây số.
Ðoàn chúng tôi có khoảng 500 người, nhưng chỉ có 7 người Việt Nam duy nhất gồm có  tôi , vợ chồng anh Rahman, vợ chồng Djandal, vợ chồng  Ali, số còn lại là những người Bắc Phi. Theo nội quy của đoàn thì nam nử ở riêng, nên tôi cùng với anh Rahman, Ali và Djandal ở chung một phòng, còn các chị thì ở  phòng kế bên, cùng ở chung với họ có thêm một người đàn bà Bắc phi. Phòng ốc khá rộng rải với đầy đủ tiện nghi cần thiết kể cả TV và máy điều hoà không khí .
Médina, một lần ghé thăm…! Dscf1011
Hôm sau, sức khoẻ đả được phục hồi bằng một giấc ngủ sâu và dài cộng thêm  buổi điểm tâm rất thịnh soạn tại khách sạn, nên bọn tôi bắt tay ngay vào việc làm quen với thành phố.  Rời khách sạn khi nắng đã lên cao, mặc dù  trời đã vào đông nhưng cái nóng của vùng sa mạc vẩn còn gay gắt  làm  tôi hoa lên cả mắt nên vội vả rút cặp kính mát mang vào.
Madina, tên của một thành phố mà mổi khi nghe  đến là tôi hình dung ngay đến nét cổ kính của những mosqué, phố xá xa xưa đả trải theo chiều dài lịch sử của nó trên 1.400 năm, nơi đã ghi lại quá trình đấu tranh của Sứ Giả Mohamed trong những ngày tháng nhận lời mặc khải của Allah mang Islam truyền bá với chúng sinh …nhưng tất cả đều trái ngược với những gì tôi đã nghỉ, trước mặt tôi Madina rất trẻ trung, xinh đẹp như một cô gái tuổi độ trăng tròn. Ðường phố thênh thang với những con đường rộng có đến 4 lignes ,  những  ngôi nhà cao tầng , cầu vượt ( viaduc ), khách sạn hiện đại , khu thương mải sầm uất với  các mặt hàng phục vụ người tiêu dùng, những công trường đang dang dở như hứa hẹn những kiến trúc mới sẻ xuất hiện một ngày gần đây. Thành phố rất sạch sẻ nhờ sự tổ chức chặt chẻ của chánh quyền cộng với tính năng động của các toán giử gìn vệ sinh cộng cộng trong bộ đồng phục màu cam hoặc xám mà du khách thường nhìn thấy họ khắp nơi trong thành phố.
Ở đây bạn sẻ không thấy bóng dáng của một người phụ nử nào xuất hiện trong các dịch vụ sinh hoạt hằng ngày. Từ quán cơm bình dân đến cửa hàng điện tử cấp cao, từ tiệm thuốc tây  đến người ngồi caisse trong siêu thị , từ bưu điện cho đến nhà bank tất cả đều do các ông đảm trách… nhưng ngược lại phần đông nhửng người bán hàng rong lại là phụ nử, họ trùm khăn đen phủ cả thân mình, phải tò mò lắm bạn mới biết họ là người da màu nhờ nhìn vào đôi tay không mang găng của họ, có người đay theo cả con nhỏ. Họ thường là người ở những quốc gia lân cận  đến buôn bán trong dịp hành hương, vì theo lời các anh bạn sinh viên thì ít khi thấy đựợc một người Arap bản xứ .Tại đây hầu hết các ngành nghề lao động chân tay thường do người Pakistan, Banglades, Ấn độ đảm trách còn lại những ngành nghề khác đều do người Yemen, Ai Cập , Indonésia, Malaise v.v…tôi tin điều nầy có thật vì  trên chuyến bay đi và về  của hảng hàng không Arabie - Séoudite,  tôi chỉ thấy các nử tiếp viên hàng không là người Phi-luật-tân , Syrie, Indonésia v.v…còn nam thì Yémen, Ai cập v.v…. Ðược biết thêm một người con gái Á rập không bao giờ lập gia đình với một người ngoài bộ tộc và người con trai củng thế nhưng ít gắt gao hơn, tuy nhiên những người nam cưới vợ  người nước ngoài thường gặp nhửng trắc trở khó khăn trên các thủ tục giấy tờ để hợp thức hoá cuộc sống đôi lứa  . Ðây có thể là đặc quyền được phát xuất từ quan điểm bảo tồn tính thuần chủng của các bộ tộc mà trong đó bộ tộc Quraisish là một bộ tộc đả nhận được mặc khải của Allah và thừa lệnh Ngài bảo vệ thánh địa như  Thiên kinh Qur'an đã phán ở chương 106 chăng ? Ðặc biệt hơn nửa ở nơi đây các bạn sẻ không bao giờ nhìn thấy một người hút hay một quày bán thuốc lá trên đường phố, tuy nhiên các con sâu thuốc lá củng có thể lén lút mua chui một  vài bao để phả cơn ghiền.

Médina, một lần ghé thăm…! Dscf1012


Thành phố như được xây cất theo qui hoạch của chánh quyền nên  thường được dùng một loại gạch hay marbre có màu ruốt hoặc màu xám nhạt trong rất đẹp mắt. Từ khách sạn al Harithyah, nơi tôi đang ngụ đến mosqué Al Haram chỉ mất khoảng vài phút đi bộ, mosqué củng được xây bằng marbre màu ruốt tim nhạt với nhửng tháp gọi lể cao vút được trạm trổ, phù điêu rất tinh vi, ẩn hiện lên nền trời xanh thẳm một loại hình nghệ thuật hoa văn truyền thống Islam đã tạo nên một bức tranh hoành tráng có một không hai .  Sau nhiều lần trùng tu diện tích của mosqué hiện nay có trên 175.000m²* gấp trên 20 lần diện tích của một sân bóng đá, bên trong với nhửng hàng cột bằng đá marbre có đường kính trên dưới 1 mét, nền được trải thảm dầy, trên trần ngoài những ngọn đèn treo là những hàng quạt máy thẳng tấp như những hàng éolienne, ngoài ra toàn bộ bên trong mosqué còn được trang bị thêm một hệ thống điều hoà không khí thường được đặt ở các chân cột của mosqué nên bên ngoài dù có oi bức vì cái nóng của vùng sa mạc, nhưng người ngồi bên trong vẩn cảm thấy thoải mái dể chịu và nhất là hệ thống khuyếch âm rất tinh vi, có sức phát mạnh vang xa hằng cây số nhưng bạn không  bao giờ nghe tiếng nhiểu âm pha trộn với lời cầu kinh của vị Imam; cách vài hàng cột thì  có một quầy nhỏ để  Thiên kinh Qur'an hoặc các bình chứa nước “zam zam” dành cho tín đồ dùng trong khi chờ đợi hành lể . Mặc dù bên trong rất rộng nhưng mosqué vẩn không đủ chổ để chứa số lượng tin đồ vì quá đông; nên  những ai đến trể đều hành lể bên ngoài, trên sân của nó.
Médina, một lần ghé thăm…! Dsc02314

Sân mosqué hình vành khăn, diện tích khoảng 235.000m² có thể chứa trên hằng trăm nghìn người hành lể cùng một lúc, sân được lót bằng đá marbre nên nó đã tạo cảm giác mát lạnh cho những ai đi hoặc ngồi trên nó, cho dù trên đầu họ là cái nóng chói chan của giờ hành lể buổi trưa (dohor). Ngăn chia giửa sân và các khu phố là một hàng rào kiên cố với nhửng cổng ra vào cao sừng sững như cổng thành lủy ngày xưa, mổi cửa đều có số thứ tự để khách hành hương dể dàng định vị trí của mình, bên cạnh đó là ngôi mộ của Sứ Giả Mohamed với một cái vòm tròn sơn màu xanh lá cây xậm. Sân được chùi lao kỷ lưởng đến mức dạ bóng người đi, tôi có dịp chứng kiến một cảnh làm vệ sinh trên sân chẳng khác nào một cuộc hành quân nơi trận tuyến. Các chiếc xe thuộc loại lau chùi công nghiệp xắp hàng ngang, rầm rộ tiến lên, nhìn xa cứ tưởng như các chiếc xe tăng đang xong pha vào trận chiến, theo sau nó là các chiến sỉ áo cam có nhiệm vụ thu gọn các vết nước mà các chiến xa đã để lại. Mổi khi có sự cố xảy ra trên sân thì y như là Cảnh sát hình sự đang thi hành điều tra vụ án, khu vực bị ô uế được phong toả ngay bằng loại băng keo có màu đỏ trắng giúp cho mọi người dể nhận thấy và tránh xa, một toán vệ sinh khoảng 5 hoặc 6 người xong tới nào savon, thuốc sát trùng, nào sô, nào cào nước, vải lau v.v…. họ làm việc thoăn thoắt, lẹ làng và chuyên nghiệp, chỉ trong nháy mắt  họ trả lại sự sạch sẻ cho mọi người an tâm xử dụng nơi đó làm nơi cầu nguyện.
Mổi ngày 5 lần, mọi người lủ lượt kéo nhau về đây hành lể, đủ các màu da ,quốc tịch và nhất là đủ màu cờ dùng làm dấu hiệu  nhận dạng khi lạc nhau nên trong rất vui mắt. Âu-Á-Phi-Mỷ gặp nhau mổi người một vẻ trong phong cách riêng tư của mình, kẻ vận xà rong người mặc veston, kẻ phủ khăn trắng, người choàng khăn đen, kẻ che mặt người thì không, củng có người mặc hoàn toàn âu phục, nhưng lạ mắt nhất là các cô gái Iran bước đi thướt tha nhẹ nhàng trong lớp áo choàng đen, nước da trắng hồng, đôi mắt to với làng mi đen huyền cong vút đẹp như trong tranh , ẩn hiện dưới lớp khăn the đen làm tăng thêm vẻ đẹp huyền thoại của xứ 1001 đêm.
Họ rất trẻ nhưng thường đi đơn lẻ hoặc từng toán nhỏ đôi ba người mà không cần  nam giới bảo vệ như luật đả qui định mà tôi thường nghe nói , không riêng gì họ, phụ nử các nước khác củng giống như thế …và họ củng chẳng đợi đến già mới đi hành hương như bên mình thường nói !
Mổi ngày 5 lần các cửa hiệu đều được khép hờ hửng, kể cả các cửa hàng bán kim loại, đá quí khi tiếng gọi lễ ( azan ) vang lên, vào lúc nầy bạn có mua gì củng bị người chủ cửa hàng lắc đầu từ chối trước khi nở một nụ cười “cầu tài” với bạn. Trong chuyến đi nầy, chúng tôi may mắn được các anh em sinh viên Việt Nam đang theo học tại Ðại học Islam hướng dẩn đi thăm các di tích lịch sử như núi Uhud nơi xảy ra trận chiến giửa Sứ Giả Mohamed và những người Ða thần giáo, ngôi mosqué đầu tiên được Sứ Giả Mohamed xây cất ở  Quba , mosqué có hai hướng Qibla  theo lời giải thích của các bạn Usman và Zen râu thì trước kia người muslim đả hướng về Jérusalem để hành lể, sau đó Sứ Giả nhận lời mặc khải của Allah đổi về hướng  Mecca cho đến ngày hôm nay, như Thiên kinh Qur'an đả phán ở chương 2 :144.
Mổi lần ghé thăm một di tích là mổi lần tôi cảm thấy xúc động bồi hồi, tôi không nghỉ rằng ngày hôm nay tôi có được diểm phúc được đứng ở nhửng nơi nầy, nơi đã ghi bao lại nhiêu thăng trầm trong cuộc đời Sứ Giả Mohamed, nơi toả rạng hào quang Islam đến khắp năm châu bốn bể, mang tinh hoa Islam dâng hiến cho mọi người. Tôi thầm cảm tạ Allah đã ban cho tôi hồng ân để tôi có được ngày hôm nay.

Médina, một lần ghé thăm…! Dsc02313

Trong bọn tôi có anh Rahman là người Việt lai  Pakistan và đã từng sinh sống tại Karachi, vì thế anh nói tiếng Pakistan củng khá ổn , nhờ anh mà chúng tôi đở phải vất vả khi đói lòng. Không câu nệ, so đo tính toán, anh rất xuất sắc trong vai  “anh nuôi” khi lo nhửng buổi ăn cho bọn tôi tại phòng hay ở quán trong suốt thời gian ở đây củng như ở Mecca . Tại đây ngoài các quán của  người Indonésie, Ấn độ, phần lớn các quán cơm bình dân ở đây thường do người Pakistan làm chủ, thức ăn vừa lạ miệng mà lại rẻ tiền, nên chúng tôi thường ghé vào mặc dù tiêu chuẩn vệ sinh không được chuẩn lắm. Có một buổi tối sau khi ghé vào và được anh bồi bàn đã quen mặt ân cần dành  hai chiếc bàn rộng rải cho cả bọn. Menu được giao anh Rahman và các bà chọn lựa, trong khi chờ đợi thức ăn, tôi chợt thấy một chiếc du lịch  Mỷ mới toanh thắng gấp vào lề đường gần quán, trên xe bước xuống một người Á Rập béo phì nhưng ăn mặc rất sang trọng cùng với vài anh tùy viên, họ tiến vào quán cơm, người Á Rập rút trong túi áo ra  chiếc téléphone portable có máy chụp ảnh và bắt đầu chụp tất cả những gì có trong quán từ các vỉ nướng thịt đến chổ dành cho khách rửa tay,  sau đó họ bắt đầu mời người chủ quán đến để làm biên bản. Ðến đây tôi mới hiểu được để tránh bệnh dịch bất ngờ có thể xảy ra nên tình trạng kiểm thực rất được chánh quyền quan tâm chú ý, nhất là trong thời gian hành hương. Theo lời các bạn sinh viên thì quán nào sau khi bị kiểm soát nếu có vi phạm những qui định thì thường bị đóng cửa một thời gian hoặc phải trả một khoản tiền phạt rất nặng, nhửng người không có giấy phép lao động thì bị trục xuất trở về nước.
Kể ra chính quyền củng lo lắng chu đáo đến tình trạng sức khoẻ của mọi người nhất là trong khoảng thời gian tập trung của hằng triệu tín đồ, mà trong số đó làm  sao tránh khỏi nhửng người có căn bệnh truyền nhiểm. Một việc làm đáng ngợi khen, nhưng chỉ tội cho nhửng người không có giấy phép hành nghề. Trong lúc hổn quan hổn quân tôi không biết Mohamed, anh bồi bàn phục vụ cho bọn tôi  đả vọt đi đâu mất, có lẻ anh ta nằm trong thành phần cư trú bất hợp pháp…dù sao củng mừng cho  anh đả thoát nạn để tiếp tục sinh kế .
Một điều khá thú vị nhưng củng là một kinh nghiệm  đáng ghi nhớ cho nhửng ai thích mua sắm là khi nào bước vào cửa hàng đông khách mà người bán hàng cứ bận rộn mải không tiếp bạn được, trong trường hợp nầy để không mất thời gian bạn cứ kêu to lên :  “ eh ! Mohamed ” thì sẻ có người đến ngay với bạn. Cái tên Mohamed được dùng rất rộng rải ở vùng đất nầy. Bên phải, bên trái, đằng trước, phía sau đều có Mohamed, và anh bồi bàn quen thuộc với bọn tôi củng có cái tên Mohamed  phát xuất từ trường hợp nầy . Ðây củng là một khám phá của Mohamed Djandal, em rể của tôi.
Trên đường đi tham quan xưởng in  Thiên kinh Qur'an nằm ở ngoại ô Madina tôi được dịp nhìn thấy tại đây nhửng kiến trúc pha trộn giửa Âu Á trong rất ngoạn mục mà tôi nghỉ không thể có ở bất cứ nơi nào. Trái ngược với nhửng toà nhà cao tầng của trung tâm thành phố, ở đây ngoài nhửng căn nhà được xây trên mặt bằng, còn có nhửng căn nhà  được xây trên các triền núi, mổi nhà có đường riêng cho xe hơi di chuyển, hầu hết thuộc loại kín cổng cao tường với dáng dấp của một biệt thự riêng biệt,  tường màu trắng với nhửng góc vuông như một chiếc hộp trong xa giống như nhửng ngôi nhà của người Mexico ở Nam Mỷ, trên tường có nhửng vòm cong ẩn vào trong như khám thờ của  một mosqué nho nhỏ nên nó đả tạo ra một sự tương phản hài hoà hiếm thấy. Do tường rào che khuất nên mọi người sẻ  nghỉ ngay bên kia tường là một ngôi nhà  tầm thường đơn giản khi chỉ thấy ngọn của một vài cây chà là hay bồn chứa nước trên terrasse, nhưng nếu từ trên cao nhìn xuống thì mọi người sẻ ngạc nhiên về tiện nghi của nó sẻ như ngôi nhà nghỉ mát của một “star ”tại miền nam nước Pháp. Khu thương mải là những hàng phố trệt hoặc một tầng được cất đồng dạng với nhau được dùng làm những cửa hàng mang các bảng hiệu bằng chử Á rập hoặc được phiên âm,  fantaisie màu sắc sặc sở bên cạnh nhửng hàng cây chà là rủ lá bám đầy bụi cát vì không một giọt mưa nào rơi xuống gội rửa cho nó.
Xe đến xưởng in , sau khi lướt qua trạm kiểm soát bọn tôi đứng trước công viên trồng toàn cây kiểng được tưới tự động, chen lẩn một vài loại hoa trắng, vàng, có cánh nho nhỏ , đây là những bông hoa duy nhất mà tôi được thấy trong suốt thời gian ở Madina củng như ở Mecca sau nầy. Rời công viên cả bọn bước vào một toà nhà cao lớn bằng đá marbre màu tím nhạt như trong phim La Mả , tôi cảm thấy con người mình như thu nhỏ lại trước sự oai nghi sừng sững của nó, sau khi đi xuyên qua tiền sảnh chúng tôi đến khu vực đặt máy in. Nhờ có Usman và Zen râu là những người nói tiếng Á rập lưu loát, nên bọn tôi đả được một vị có chức sắc trong xưởng in tiếp đón rất vui vẻ lịch thiệp và giải thích về các khâu  cần thiết mà một quyển kinh phải trải qua trước khi được mang đi phân phối như kiểm soát chử , dấu , hoa văn , cắt xén , đóng bià  v.v… ông cho biết dù trên quyển kinh chỉ sai một dấu nhỏ hay cắt xén lệch lạc đều bị huỷ bỏ . Ðây là một nhà in rất hiện đại mọi khâu in ấn, cắt xén, bao bì v.v… đều tự động , máy có khả năng in trên 2500 quyển kinh trong một giờ . Thiên kinh Qur'an được dịch ra trên 50 thứ tiếng và tất cả đều được in ấn tại đây. Cuối cùng ông cho biết chúng tôi sẻ được tặng mổi người một quyển khi ra phi trường trở về nước, nghe nói như thế  Usman nhanh miệng hỏi :    “ Thưa ông, có phát bản việt ngử không ? ”. Ông lắc đầu tỏ vẻ không biết. Ðược nước Usman tấn công bằng bài “ con cá sống vì nước ” mà tôi đoán nội dung có lẻ lo lắng cho bọn tôi nhở khi ở phi trường không có bản   việt ngử thì thật là đáng tiếc !. Chắc có lẻ nghe êm tai, nên cuối cùng ông đưa cho Usman một phiếu để điền vào, sau đó ông bước vào trong một lát sau mang ra cho chúng tôi mổi người một quyển kinh được in song ngử Việt-Á rập do ông Hassan Abdul Karim dịch.
Chỉ còn 1 ngày nửa là phải rời Madina để về Mecca thực hiện nghi thức hành hương, dù biết rằng chưa phải là giờ chia tay , vì các bạn sinh viên còn phải lên trên ấy để tiếp tay hướng dẩn các đoàn từ Việt Nam , Anh và Mỷ sang, nhưng để đánh dấu lần họp mặt khó quên nầy, phía các anh  đề nghị khoản đải bọn tôi một bửa cơm tại ký túc xá và sẻ do Usman thủ vai bếp chánh.
Médina, một lần ghé thăm…! Dsc02315

Ðến hẹn lại lên…chúng tôi được các anh đến đón tại khách sạn , đây củng là dịp để tôi ngắm lại ngoại ô thành phố Madina cho thoả thích. Xe đến nơi, như những nơi khác chúng tôi phải qua trạm kiểm soát nơi cổng chính nằm  bên con đường phẳn phiu rộng thênh thang, được chia hai bằng nhửng hàng cây kiểng được cắt tiả chăm sóc kỷ lưởng .
Phải nói giửa đồi núi xám xịt, sa mạc vàng khô, không loài hoa dại, ngoài nhửng cây chà là mà có được vài cây kiểng để  tạo hình ảnh tươi mát và tăng thêm sức sống cho vùng đất khô cằn sỏi đá nầy thì củng là một công trình lớn lao của Ban Giám Hiệu.
Dọc theo con đường dẩn từ cổng chính đến toà nhà đồ sộ có lối kiến trúc ảnh hưởng vùng Trung Á dành làm phân khoa luật Charia nằm chắn ngang ở cuối đường dài khoảng hơn 1 km,  bên phải tôi là phân khoa Hadith, thư viện và mosqué dành cho các sinh viên , bên trái  là toà nhà của phân khoa Truyền giáo . Phiá sau toà nhà luật là ký túc xá dành cho sinh viên được xây cất nhiều tầng và nhiều dãy như các chung cư HLM . Ở đây bạn có thể nhìn thấy đủ sắc dân và quốc tịch từ Nhật bản đến Afghanistan, từ Mả lai đến Trung Hoa, Mông cổ  v.v….xung quanh khu ký túc xá là sân bóng đá , bóng rổ v.v…dành cho sinh viên .  Giửa hai toà nhà ký túc xá được nối liền bằng một khoảng trống rộng rải có bàn ghế, sách báo để phục vụ các bạn sinh viên và họ đã dùng nơi ấy để thết đải bọn tôi. Mở đầu buổi cơm hửu nghị là đôi lời phát biểu của Alim đại diện sinh viên, sau khi nói nguyên nhân buổi họp mặt, Alim đã có nhả ý mời bọn tôi từng người phát biểu . Djandal, Rahman, Ali mổi người một ý trong lời nhắn nhủ của mình, riêng tôi bao chót mặc dù  không có năng khiếu nói chuyện trước đám đông, nhưng hôm đó tôi củng cố nặn  ra vài lời trước là để đóng góp sau là để … còn “đốp” món súp dê khá kỳ lạ của Usman.
Ðây là một món ăn “ tự biên tự diển ” chưa có  trong danh sách các món ăn Việt Nam, món súp do Usman sáng chế mang nhiều hương vị của phở vì có tai vị, ngò rí và giống canh ngót vì có ớt và phải vắt nhiều chanh, …kể ra củng “pas mal ”. Nhờ có hơi hướng Việt Nam và hợp khẩu vị nên bọn tôi “mần” thẳng tay , vừa ăn vừa kháo nhau nhửng  chuyện buồn vui trong nhửng ngày qua , đây củng là dịp mà chúng tôi làm quen với nhiều khuôn mặt mới như Yunus, Mách , Zen không râu v.v…. có bạn đến từ Phan rang, có người đến từ Châu đốc, họ là nhửng người trẻ tuổi đầy nhiệt huyết, không ngại khó khăn rời xa quê hương dâng hiến tuổi trẻ cho đạo và đời.
Cầu xin Allah ban cho họ sự thông minh, sáng suốt và lòng kiên trì học hỏi để tiếp thu kiến thức Islam hầu sau nầy trở về phục vụ cho cộng đồng muslim Việt Nam thêm vửng mạnh để góp mặt với các cộng đồng muslim anh em trên thế giới củng như với các tôn giáo bạn trên đường phục vụ tình yêu nhân loại và hoà bình.
                                                 Eragny le 27/01/2007
                                                        Ðình Toàn

dinhtoan
Admin

Tổng số bài gửi : 513
Join date : 19/11/2009
Age : 76

https://islamvachungta.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết